Trending
Loading...
  • New Movies
  • Recent Games
  • Tech Review

Recent Post

Hiển thị các bài đăng có nhãn VanDeSauSinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VanDeSauSinh. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018
no image

Cách làm BÁNH DẺO TRUNG THU

Cách làm Bánh Dẻo Trung Thu

* Vỏ bánh dẻo trung thu:
- 40gam nước đường
- 1/2 thìa cà phê nước hoa bưởi
- 200gam bột bánh dẻo

- Một tay quấy nước đường, tay kia đổ từng thìa bột vào âu.
- Khi bột hòa quyện hết trong nước mới cho bột tiếp theo.
- Bột chuyển đặc hơn trong quá trình trộn.

- Khi bột đã tương đối đặc, chuyển dùng phới để trộn dễ hơn.
- Trộn tới khi dùng hết khoảng 2/3 lượng bột khô (140gam).
- Khối bột lúc này khá đặc, nhưng vẫn còn ướt và dính.

- Dùng 20-30gam bột khô, phủ lên mặt bàn sạch.
- Đổ bột ra bàn.
- Lấy thêm 1 thìa bột khô phủ lên mặt khối bột.
- Để bột nghỉ khoảng 10-15 phút.

- Rửa tay thật sạch để chuẩn bị nhồi bột.
- Nhồi bột nhẹ nhàng bằng động tác "gấp" bột.
- Dùng bột khô trên bàn để chống dính cho tay.
- Bột khô trên bàn sẽ thấm vào khối bột... làm khối bột dẻo và cứng dần trong quá trình nhồi.

- Khi gần hết bột khô, khối bột trở nên rất đặc dẻo... và không dính tay là bột đã đạt.

- Chia bột thành các phần, mỗi phần khoảng 110gam.
- Đậy kín phần bột chưa dùng để bột không bị khô.
- Dùng lòng bàn tay ép dẹt miếng bột.
- Nặn thành miếng tròn, ở ngoài mỏng hơn phần ở giữa.

- Lấy 1 phần nhân, đặt vào giữa miếng bột, gói lại.
- Nếu bột dính tay, dùng thêm bột khô.

- Chuẩn bị khuôn bánh (cỡ 150gam)
- Lăn nhẹ bánh trên mặt bàn để bao 1 lớp bột mỏng ngoài vỏ... lớp bột này sẽ giúp bánh không dính vào khuôn.
- Cho bánh vào khuôn, mặt mịn quay xuống dưới.
- Dùng lòng bàn tay, ép quanh viền và ở giữa.... giúp bánh dàn đều trong khuôn.
- Gõ nhẹ để lấy bánh ra khỏi khuôn.
- Hoặc các bạn cũng có thể mở nắp khuôn để lấy bánh.

- Cho bánh vào hộp/túi hoặc đậy kín để bánh không bị khô. Sau 1-2 ngày bánh chuyển trong, dẻo, ăn sẽ ngon hơn. Bảo quản bánh ở nhiệt độ phòng trong 5 ngày.




Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018
no image

Cách nấu lẩu gà ngon

Lẩu gà ngon:
* Nồi 1:
- Dầu ăn
- Gừng đập dập
- Hành khô đập dập
- Ớt sừng
- Ớt đỏ
- Xả đập dập

=> Tất cả cho vào xào.

=> Đổ nước vào nồi 1.

* Cho thêm vào nồi 1:
- 1 thìa muối
- 1 thìa gia vị mì chính
- 1 thìa đường
- 3 thìa mắm

=> Đun sôi 5 phút.

* Cho vào nồi 1:
- Nấm nương
- Nước cốt chanh 1,5 thìa.

*Nồi 2:
- Khoai môn
- Ngô ngọt
- Mùi tàu
- Cà chua
- Hành lá
- Ớt cay
- Bơ
- Rượu trắng

=> Đổ nước dùng từ nồi 1 vào.

* Nguyên liệu dùng kèm lẩu:
 - Nấm kim châm
- Rau cải cúc
- Thịt gà
- Ngải cứu
- Mì tôm

Xem thêm: Cách làm bánh dẻo trung thu
Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2018
CÔNG THỨC KẸO CHIP CHIP CHO BÉ

CÔNG THỨC KẸO CHIP CHIP CHO BÉ

Tết này bố mẹ có món ngon thì bé cũng có món nhâm nhi rồi nha.
* Nguyên liệu:
- 120ml nước (cốt chanh leo, cốt cam, cốt dâu, dừa..)
- 100gr đường (nên dùng đường dành cho người tiểu đường)
- Gelatin 25gr (dùng loại bột nhé, lá không ăn thua đâu)



* Cách làm:
- Trộn gelatin với đường, rồi sau đó đổ nước cốt vào khuấy đều trong 5-7 phút.
- Đun sôi hỗn hợp trên bếp tầm 10 phút với lửa nhỏ nhất, các mẹ đun lâu hơn cũng được nhưng tớ sợ kẹo cứng nên chỉ đun thế thôi. Vì càng đun lâu kẹo sẽ càng dai và cứng.
- Chuẩn bị khuôn, dùng bông dầu lau qua khuôn cho kẹo dễ gỡ.
- Hớt bọt (đun ít sẽ vẫn có ít bọt các mẹ nhé).
- Tắt bếp, để 3 phút cho tan bớt bọt thì đỏ vào khuôn.
- Ngâm khuôn có kẹo vào khay nước cho nhanh nguôi. Khi nguội hoàn toàn thì bóc kẹo ra đĩa, để tầm 10 tiếng rồi bỏ vào lọ cho vào tủ lạnh.
- Nếu cho ngay vào tủ lạnh thì kẹo sẽ rất nhanh chảy nước.
* Lưu ý: Kẹo dẻo nên các mẹ tùy độ tuổi của con mà để kích thước to nhỏ nhé! (Con bé thì cắt hột lựu thôi, để to các công chúa, hoàng tử bỏ hết vào mồm nhồm nhoàm là không ổn đâu, dễ nghẹn lắm).
Thứ Ba, 10 tháng 4, 2018
XẾP ĐỜI THÀNH LỊCH

XẾP ĐỜI THÀNH LỊCH

Những mắt xích đan chéo nhau tạo nên cái gọi là "cuộc đời". Đi qua nhiều năm tháng, nhiều thời gian, bao nhiêu lần hẹn với mình một ngày nào ngồi sắp xếp lại tất cả những vui buồn, gói lại hay mở ra những gì mình đã có, nhưng vẫn chưa lúc nào làm được.

Ngày trẻ, người ta đếm đới bằng ngày, bằng tuần. Bây giờ già hơn, mình có một niềm "tự hào" kỳ cục: là có thể đếm đời bằng hàng chục năm. Ban đầu đó chỉ là những con số thuần túy cơ học, nhưng đệm một hồi rồi thấy, sâu trong những con số ấy đều có một linh hồn: linh hồn thời gian.



"Ta ngập ngừng qua hết tuổi đôi mươi..."

Những ngày thanh xuân, khi hoa lá cuộc đời vừa hé nụ, mọi thứ còn non tơ, tươi tắn, ai khi nhớ lại cũng dễ nghĩ, đây là giai đoạn đẹp nhất của đời mình. Song hầu như không phải vậy.

Lật lại những trang nhật ký của ngày xưa, thấy mình cũng nhiều lo lắng, nhiều buồn bã lắm và cũng phải vất vả nhiều mới tìm ra được thứ mình cần. Điều cơ bản là ở tuổi này, mình gần như chưa ý thức được hết sự quý giá của mỗi khoảnh khắc sống trong cuộc đời non trẻ của mình.

Những bước chập chững đầu đời, tự tin vô cớ, va vấp loạn xạ, hy vọng và thất vọng thường xuyên, chưa kịp đau  hết nỗi đau này, đã có thể ngu ngơ mỉm cười với nỗi đau khác. Những năm 20 khởi đầu bằng biết bao mơ ước rực rỡ về những điều kỳ diệu, và kết thúc theo một cách mà mình (lúc ấy) nghĩ rằng thật riêng biệt, nhưng (bây giờ) nhớ lại, thì thấy cũng giống mọi người thôi.



Qua vèo như một giấc mơ, năm 20 tuổi và năm 29 tuổi hình như không khác gì nhiều lắm, mình chưa cảm nhận được thời gian đi chậm hay nhanh thì tuổi 20 đã hết. "Ta ngập ngừng qua hết tuổi đôi mươi..." Những năm ấy, mình nhiều khi thật "ngu dại", thật "sến", nhưng không sao, may nhờ hồi đó ngu hết định mức rồi, sến hết định mức rồi nên bây giờ đỡ ngu, đỡ sến lại. Cô bạn mình hồi đó tỉnh táo lắm, đến bây giờ tóc đã bắt đầu điểm bạc thì mới cuống cuồng sến khờ sến dại, đến nỗi mọi người xung quanh thấy kỳ cục, mà mình cũng chẳng biết nói sao.

Chặng đường này là nơi khởi đầu cho mọi sự lớn lao trong đời một người đàn bà: lấy chồng, sinh con, xây dựng một gia đình, bắt đầu một nghề nghiệp... Ai cũng tin đó là sự bắt đầu để rồi sẽ chín tới. Cho dù rồi có người sẽ gãy đổ, có thứ sẽ hóa ra tầm thường, nhưng đó là của giai đoạn sau. Ước mơ, lòng tin và tình yêu vẫn là những điều đẹp đẽ ở 10 năm này, đẹp bởi vì niềm tin tinh khôi và còn chút dại khờ con trẻ.



Những mùa hoa "như lửa cháy khát khao..."

Tuổi 30 ào đến khi mình chưa kịp đếm, nhưng 10 năm này sẽ đi qua với những thấm thía trải nghiệm vô cùng sâu sắc. Như đất trời mùa hạ, mưa giông, bão táp, phong ba, nắng hối hả và mưa tầm tã, tất cả diễn ra trong những khoảnh khắc bất ngờ và liên tục.

Bước vào tuổi 30, có những phút thức tỉnh làm ta choáng vàng, thức tỉnh về bản thân mình, thức tỉnh về người làm bạn đời mà mình đã lựa chọn. "Hội chứng bảy năm sau hôn nhân" là đây. Có người tung hê tất cả sau những thất vọng và đổ vỡ. Có người hiểu rằng, cho dù có tất cả những khác biệt, những thất vọng đó, mình cũng phải chấp nhận, phải sống chung, cùng nuôi dạy con cái, bởi không muốn trở lại những tìm tòi và lựa chọn lúc này.

Tuổi 20 chọn lựa, nhưng tuổi 30 phải sắp xếp và vận hành cuộc sống. Ngẩng đầu lên và đối mặt với những thách thức của cuộc đời, cô gái yếu đuối trở thành người đàn bà vững vàng và mạnh mẽ hơn. Nhiều ông chồng đã bật kêu lên: "Hồi xưa sao hiền lành dịu dàng là thế, giờ có con, nàng biến thành... cọp mất rồi!"

Những đứa con chiếm nhiều thời gian của người mẹ, lý do này khá quan trọng, tuy nhiên chưa phải là lý do duy nhất để làm mình thay đổi. Sâu xa hơn, trong lòng mình, cái ảo tưởng "nương bóng tùng quân" đã bắt đầu lung lay và yếu ớt dần. Mình bắt đầu hiểu, có những vấn đề chỉ riêng mình mới có thể giải quyết. Song song với điều đó, hình như khi người đàn bà bắt đầu trưởng thành ở tuổi 30 thì những người đàn ông của họ vẫn còn ham chơi và chưa kịp lớn.

Điều này dẫn tới việc mình phát hiện ra những người khác đã lớn kịp mình, hoặc lớn hơn hẳn mình. Tình yêu ở đây không phải là sự ngưỡng mộ si mê dai dẳng hay sự phải lòng chốc lát của tuổi trẻ, nó là sự nhận thức về những gì mình thiệu hụt trong cuộc sống, và ý thức bù đắp quyết liệt. Có những ngọn lửa cháy ở lửa tuổi này nồng nàn, tha thiết đam mê, cái đam mê mà lứa tuổi thanh xuân không bao giờ với tới. Không còn nhầm lẫn giữa sự trẻ trung và sự quyến rũ, không còn nhầm lẫn giữa tình yêu và lòng thương nhớ lặng thầm, người đàn bà muốn cái mình còn thiếu, và đi thẳng đến, cầm lấy cái mình muốn.



Trong đời, người ta có những quãng thời gian để làm một số việc đã được xác định. Những năm tuổi 30 thường người phụ nữ làm nhiều, mất nhiều mà được cũng nhiều. Những nỗ lực cá nhân cùng với nhận thức của bản thân không cho phép mình phiêu lưu với tình yêu nữa.

Mười năm của tuổi 20, đã từng tha thiết, tưởng có thể chấp nhận hy sinh tất cả, tưởng sẽ dài lâu, sẽ yêu đến trọn đời... đã cho họ những kinh nghiệm. Vậy nên, những mối tình của tuổi 30 thường được cất đi khi đến lúc cần phải cất, êm thấm và lặng lẽ. Cả những nỗi thất vọng cũng được tự thu xếp một cách âm thầm. Vẫn trẻ trung, nồng nàn, tự chủ và đầy hiểu biết - khi mình ở tuổi 40, mình thấy chân dung của người đàn bà ở tuổi 30 là vậy.



"Nhìn những mùa thu đi..."

Khi mình biết chấp nhận những điểm yếu của mình, mình bắt đầu sang tuổi 40. Trẻ con trong nhà bắt đầu vào tuổi dậy thì. Cuộn phim cuộc sống bắt đầu thấp thoáng những cảnh quay cũ được tua lại. Bất chợt nhận ra, mùa thu của cuộc đời sẽ đến trong nay mai. Bất chợt nhận ra không còn nhiều thời gian, mình sắp sửa mấp mé sang bờ bên kia của con dốc cuộc đời. Ai đó chưa một lần yêu ở thời tuổi trẻ, lúc này sẽ hốt hoảng dại khờ yêu, mà yêu ở tuổi này, chắc sẽ ngớ ngẩn và sai sót, kéo theo những hệ lụy chưa chắc còn thời gian để sửa chữa.

Nhưng, tìm lại trong những bài hát cũ, thấy Life starts at 40 (John Lennon) - Cuộc đời bắt đầu ở tuổi 40. Sự bắt đầu có lẽ được hiểu ở chỗ tuổi 40 là tuổi để tái hiện đầy đủ những gì mình đã bỏ quên trong 20 năm qua. Tự chủ về kinh tế, đằm thắm về tinh thần, mình hiểu ra rằng mọi chuyện đều có thể xảy ra trên đời, đều có cái lý sâu xa của nó, và mình bình tĩnh đón nhận, suy xét, để có thể vượt qua. Sự bắt đầu ở tuổi 40 là sự bắt đầu của một "thương hiệu vàng" về phong cách, phẩm chất và vị trí gia đình, vị trí xã hội.

Tuổi 40, người phụ nữ biết nâng niu mình hơn. Khi những nỗi mệt mỏi của cơ xương, của suy tư có thể đến ngay từ buổi sáng sớm, khi bỗng nhiên mất ngủ, mình biết cái giá của một khuôn mặt vui vẻ, biết trân trọng che đi những rãnh sâu dưới mắt. Vẻ đẹp thiếu phụ rực rỡ mà mỏng manh, đang ở đoạn cuối con đường nhan sắc, rực lên một ánh hoàng hôn buồn lộng lẫy để rồi có thể bất ngờ tắt lụi mà không cần đếm xỉa đến những tiếc nuối của khổ chủ. Son phấn, áo quần và tự chủ tinh thần làm nên diện mạo của tuổi 40. Tuổi 20 chỉ cần rửa mặt sạch buổi sáng, chui vào một chiếc áo sơ mi rộng thùng thình, tung tăng xuống phố hay ngồi buồn lãng mạn trong góc quán cà phê mà vẫn có bao nhiêu ánh nhìn ngưỡng mộ. Bốn mươi tuổi, không son phấn là "nghe những tàn phai", quần áo cẩu thả là lộ ngay ngấn mỡ này hay sự chảy xệ khác, và ngồi một mình trong quán cà phê đồng nghĩa với sự chờ đợi khắc khoải hay lặng lẽ khóc mà thôi...



"Về thu xếp lại..."

Mùa đông có lẽ là mùa dài nhất, bởi trong đời hầu như không có mùa xuân nào bừng lên cuối con đường tuyết trắng. Không phải không có lý khi các nhà chuyên môn gọi những ánh hào quang của tuổi 50 là "hồi xuân" - một mùa xuân ngắn ngủi và nhiều xáo động bất thường, xảy ra giữa những ngày đông và mở ra một thời kỳ phải thu xếp cuộc đời theo một cách khác, cho dù muốn hay không.

Có những nỗi lo lắng về sự thay đổi sâu xa trong cơ chế sinh học của mình, và về thói "lo ra" của các đức ông chồng. Những cơn bão lòng cũng hay gắn với những cơn bốc hỏa tiền mãn kinh, những cảm giác về sự thua thiệt... dễ làm mất đi niềm vui sống. Nhưng một số chị rất bình tĩnh cho biết, tuổi này cũng chính là lứa tuổi của sự cảm thông, trong đó nỗi thông cảm đầu tiên là thông cảm với ông chồng mình. (Thực ra ổng cũng hơn 50 tuổi, và cũng bắt đầu thiếu tự tin, nên tìm những đối tượng dễ tin hơn để tự củng cố lại niềm tự tin của ổng. Còn đối với mình, ổng biết không lừa được nữa rồi, bao nhiêu  năm quần xà lỏn áo may ô, bây giờ làm sao che giấu được những bắp thịt đã nhão nhoét, hay hóa phép che đi cái bụng mỡ chình ình...). Các chị biết, các ông chồng cũng đến lúc hồi xuân, cũng phải tỏ vẻ thế thôi, nhưng đi đâu rồi cũng trở về nhà. Người phụ nữ mỉm cười, không còn đấu tranh với sự bao dung và kiên nhẫn, họ biết "gìn giữ hòa bình thế giới" và vì không muốn làm cực chính bản thân mình. Tuổi 50 của người phụ nữ là lứa tuổi của vẻ đẹp đã được đóng khung, và cần có sự hiểu biết, cảm thông, liên tưởng, mới chiêm ngưỡng được vẻ đẹp ấy. Họ biết hạnh phúc đến từ những điều giản dị, nên quý giá cuộc sống vô cùng. Họ sống cho mình, sống thông minh và tinh tế hơn. Cuốn phim cũ về cuộc sống bắt đầu tua lại, chầm chậm, thường xuyên: Những yêu đương si mê và những sai lầm của con trẻ, lời khuyên của mẹ và những kinh nghiệm mà bọn trẻ cho rằng đã lỗi thời, nhưng chỉ có mình mới biết: chỉ người chơi là mới thôi, còn trò chơi thì đã cũ lắm rồi...
Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2016
VÌ SAO SINH MỔ CHẬM CÓ SỮA? LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ SỮA SAU KHI SINH MỔ?

VÌ SAO SINH MỔ CHẬM CÓ SỮA? LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ SỮA SAU KHI SINH MỔ?

Sinh con là bản năng của người phụ nữ. Sinh con thường theo hai hình thức: Sinh thườngsinh mổ. Có những mẹ sinh thường tự nhiên, lại có những mẹ lựa chọn hoặc vì lý do chuyên môn nên sinh theo phương pháp sinh mổ.

Sau khi sinh bao lâu thì mẹ có sữa về?

Với những mẹ sinh mổ có thể sữa sẽ về chậm hơn so với các mẹ sinh thường bởi:
- Do cơ địa của một số mẹ, khi sử dụng thuốc giảm đau trong chuyển dạ, kháng sinh sau sinh mổ sẽ gây ít sữa.
- Mất nhiều máu trong quá trình sinh nở.
- Với tâm lý sợ đau do vết mổ, sợ thuốc giảm đau ảnh hưởng đến sữa nên các bé có mẹ sinh mổ không được bú mẹ sớm, do đó không kích thích được tuyến sữa hoạt động sớm.


Làm thế nào để có sữa sau sinh mổ?
- Mẹ hãy cho con bú ngay khi con được về với mẹ (không quá 4-6 tiếng). Tích cực cho con bú để kích thích sữa về.
- Cho con bú đúng cách.
- Massage kích thích tuyến sữa.
- Chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý: Sau sinh, mẹ cần được bổ sung các chất dinh dưỡng, có thể qua thức ăn hàng ngày, có thể qua các loại vitamin bổ sung. Mẹ cũng không được quên uống nhiều nước, bởi sữa mẹ 90% là nước (trước khi cho con bú khoảng 30 phút, mẹ hãy uống 1 cốc nước ấm). Ngoài ra mẹ cần ngủ đủ giấc, tránh stress...

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Vì vậy, trước khi sinh nở, các mẹ hãy tham khảo và trang bị đầy đủ kiến thức để dù sinh mổ hay sinh thường, vẫn luôn đảm bảo cho con sử dụng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu nhé.

Xem thêm: Quy tắc mặc đồ cho trẻ sơ sinh mùa đông
                   Cúng đầy tháng cho bé đúng cách để cuộc đời bình yên, hưởng vinh hoa phú quý

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016
QUY TẮC MẶC ĐỒ CHO TRẺ SƠ SINH MÙA ĐÔNG: 4 ẤM 1 LẠNH

QUY TẮC MẶC ĐỒ CHO TRẺ SƠ SINH MÙA ĐÔNG: 4 ẤM 1 LẠNH

Người lớn không là trẻ sơ sinh, trẻ sơ sinh cũng lại không biết nói, do vậy con đang lạnh hay nóng, mặc 3 áo là vừa hay phải 4 áo mới ấm tưởng như là vấn đề đơn giản nhưng vẫn khiến rất nhiều bà mẹ lúng túng. Thời tiết miền Bắc chuyển lạnh cũng là lúc nhiều chị em quan tâm đến vấn đề giữ ấm cho con. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết: mặc ấm quá đôi khi cũng mang lại cho bé những nguy cơ tai hại về sức khỏe.

Xin mách mẹ những quy tắc mặc đồ cho trẻ sơ sinh vào mùa đông cực thú vị và hữu ích.

Quy tắc 1: "Bốn ấm một lạnh"

Bốn ấm đó chính là: tay ấm, bụng ấm, lưng ấm và bàn chân ấm. Khi mặc quần áo xong cho con, mẹ có thể kiểm tra: nếu bàn tay ấm, không đổ mồ hôi là mặc đồ vừa chuẩn. Giữ lưng ấm vì nếu lưng bị đổ mồ hôi, mồ hôi sẽ thấm ngược vào cơ thể trẻ gây cảm lạnh. Bụng ấm là để bảo vệ dạ dày của trẻ. Nếu dạ dày và bụng lạnh sẽ ảnh hưởng đến việc tiêu hóa và hấp thụ thức ăn bình thường của trẻ. Bàn chân ấm là vì chân có chứa nhiều mạch và huyệt, cũng là nơi nhạy cảm nhất. Một đôi chân lạnh có thể khiến bé mắc các bệnh về đường hô hấp.

Một mát mẻ chính là cái đầu của bé. Việc ủ kín đầu con chỉ để lộ gương mặt, nhất là khi con đang bị sốt là việc không nên. Mùa đông mẹ vẫn cần giữ cho đầu bé được thoáng mát thoải mái. Khi ra đường, chú ý đội cho bé một chiếc mũ vừa phải để tránh gió là được.


Quy tắc 2: Mặc không quá 4 lớp quần áo

Một em bé sơ sinh mặc bao nhiêu quần áo vào mùa đông thì thích hợp? Trước đây ở Trung Quốc có lan truyền một mẹo truyền miệng gọ là "nhiệt kế quần áo". Trong đó đề cập đến việc mặc một món đồ tương đương với cơ thể có được bao nhiêu nhiệt độ. Cụ thể: Một chiếc áo khoác khá dày là 9oC, áo khoác mỏng là 6oC, áo len bông dày là 5oC, áo len 4oC, vest 4oC, quần áo nỉ, áo khoác mỏng là 3oC, áo len cotton dày là 2oC, áo len cotton mỏng là 1oC. Tổng cộng với quần áo mặc nhiệt độ có thể đạt khoảng 26oC. Tuy nhiên, theo các bác sĩ nhi khoa, cách tính này không hẳn chính xác.

Đối với quần áo trẻ em, cha mẹ nên dựa theo đặc điểm sinh lý của con để mặc quần áo cho phù hợp. Ví dụ, trẻ sơ sinh hay hoạt động hay đổ mồ hôi. Vì vậy, quần áo của trẻ phải dễ mặc dễ cởi để cha mẹ có thể thoải mái dựa vào nhiệt độ cơ thể con mà tăng hoặc giảm số áo cho hợp lý. Thông thường, ngay cả trong những thời điểm lạnh nhất của mùa đông, số quần áo của con mặc cũng không nên nhiều hơn 4 cái vì nếu không bé sẽ rất khó cử động.

Quy tắc 3: Mua quần áo ấm cho con phải mua dần dần.

Khi thời tiết chuyển lạnh, không nên ngay lập tức cho em bé mặc quần áo dày đột ngột quá. Mẹ nên để bé mặc nhiều đồ dần dần và tư từ tăng thêm số lượng. Việc này giúp cải thiện khả năng chịu lạnh, giảm tỷ lệ mắc bệnh cảm lạnh ở trẻ sơ sinh.

Quy tắc 4: Mặc ấm quá sẽ gây cảm lạnh.

Trẻ em mặc ấm quá cũng là có hại. Mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến cơ thể bé ra mồ hôi. Nếu mồ hôi này không thoát ra được, chúng sẽ ủ lại trên da, khiến bé có thể bị chàm, viêm da và các bệnh nhiễm trùng về da khác.

Thứ hai, vì đã quá ẩm, trẻ cũng có thể tiết ra hết mồ hôi nên lượng nước tiểu trong cơ thể ít đi, gây viêm nhiễm đường tiết niệu.

Thứ ba, rất  nhiều trường hợp trẻ em đã bị cảm lạnh, viêm phổi do.. mặc quá ấm, mồ hôi thấm ngược vào trong.

Chính vì vậy, cha mẹ nên quan sát tay và chân của bé, nếu thấy tay chân ấm thì không cần mặc thêm quá nhiều quần áo. Lưu ý vệ sinh người, lau mồ hôi liên tục nhiều lần trong ngày cho con.

Xem thêm: Bảng chuẩn cân nặng và chiều cao của con
                   Nước uống tan mỡ bụng cho mẹ sau sinh


Thứ Ba, 18 tháng 10, 2016
NƯỚC UỐNG TAN MỠ BỤNG CHO MẸ SAU SINH

NƯỚC UỐNG TAN MỠ BỤNG CHO MẸ SAU SINH

Còn chần chừ gì nữa mà không tự pha chế cho mình loại đồ uống vừa ngon miệng vừa đánh tan mỡ bụng hiệu quả cho các mẹ sau sinh, mà lại dễ pha chế dưới đây:

Nước chanh pha gừng là một loại đồ uống giảm béo được rất nhiều người áp dụng. Ngoài ra, loại thức uống này rất hữu ích cho những ai có vấn đề cổ họng và giải nhiệt cơ thể rất tốt. Hơn nữa, với công dụng đánh tan mỡ bụng hiệu quả, loại nước uống này còn rất phù hợp với những chị em sau sinh đang muốn giảm cân cấp trong 2 tuần, để tư tin diện váy đón tết. Dưới đây là công thức pha chế nước chanh gừng siêu dễ nhé!

Nguyên liệu cần có:
- 2 quả chanh tươi.
- 1 củ gừng to.
- 3-4 thìa canh đường
- 2-3 viên đá nhỏ.
- 1,5 lít nước lọc.
- Máy xay sinh tố.
- Rây lọc.

Cách làm:
- Gừng rửa sạch, gọt vỏ, cắt khúc nhỏ, cho vào máy xay nhuyễn hoặc giã dập.
- Cho gừng xay nhuyễn, đường, nước vào nồi đun sôi với lửa lớn, sau đó giảm lửa nhỏ, rồi đun liu riu trong 1 giờ.
- Rồi lấy rây lọc phần nước gừng, bỏ đi phần xác.


Cách pha chế:
- Vắt 2 quả chanh tươi vào cốc nước âm, sau đó cho thêm vào đó 2-3 thìa nước gừng, khuấy đều cho vừa uống, nếu thấy nhạt có thể cho thêm đường và cuối cùng cho thêm đá viên.

Cách dùng:
Nên uống 1 cốc vào mỗi buổi sáng, sau khi ngủ dậy tầm 15 phút.



Công dụng:
Chất gingerol và shogaol có trong gừng giúp thúc đẩy sự phân hủy chất béo diễn ra nhanh hơn và hoạt động như một phần ức chế chất béo tự nhiên. Chất gingerol có tác dụng làm tăng độ pH của dạ dày, giảm lượng cholesterol trong cơ thể, giảm béo và giảm mỡ bụng hiệu quả. Gừng là một chất có tính nóng nên khi tiếp xúc với da sẽ tạo ra nhiệt lượng. Nhiệt lượng này sinh ra làm tăng phân hủy mỡ giúp cơ thể tiêu hao mỡ thừa. Gừng là một chất chống oxy, giúp tăng độ pH của dạ dày, giảm mỡ bụng nhanh và giảm lượng Cholesterol trong cơ thể của bạn. Đồng hóa gừng dưới dạng trà hoặc sử dụng nó như là một sự bổ sung trong các hình thức của một gia vị ẩm thực các món ăn khác nhau có thể hạn chế sự tích lũy chất béo trong cơ thể của bạn và mang lại hiệu quả giảm cân tốt cho mẹ sau sinh.

Chanh là một trong những siêu thực phẩm thúc đẩy sức khỏe theo nhiều cách khác nhau. Vitamin C trong chanh giúp biến nó thành một chất chống oxy hóa rất hiệu quả nhằm thúc đẩy việc loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể, giữ nước, giúp thải độc cơ thể và góp phần làm giảm sưng bụng. Mùi chanh làm giảm triệu chứng căng thẳng gây ra sự gia tặng trao đôi chất.

Không những vậy, nước chanh gừng còn tốt cho sức khỏe làn da: gừng và chanh rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa. Chúng giúp giữ cho làn da khỏe mạnh, trẻ trung và ẩm.

Xem thêm: Bộ sau sinh mở nắp 95k
                  Cúng đầy tháng cho bé đúng cách để cuộc đời bình yên, hưởng vinh hoa phú quý
Thứ Tư, 15 tháng 6, 2016
BẢNG CHUẨN CÂN NẶNG VÀ CHIỀU CAO CỦA CON

BẢNG CHUẨN CÂN NẶNG VÀ CHIỀU CAO CỦA CON

Mẹ tham khảo qua bảng cân nặng và chiều cao cơ bản và chuẩn nhất của trẻ để có hướng chăm sóc con và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho phù hợp nhé.






1. Nguyên tắc cơ bản của các chỉ số tăng trưởng cân nặng

- Trọng lượng của một em bé sinh đủ tháng bình thường khoảng 2,9 - 3,8kg.

- Trẻ sơ sinh dưới 6 tháng, mức tăng trung bình một tháng ít nhất 600g hoặc 125g mỗi tuần. Lớn hơn 6 tháng tuổi, bé tăng trung bình 500g/tháng.

- Trong năm thứ hai sinh, tốc độ tăng trưởng cân nặng trung bình của trẻ là 2,5 - 3kg.

- Sau 2 năm tốc độ tăng trưởng trung bình mỗi năm là 2kg cho đến tuổi dậy thì.

2. Mẹo nhỏ khi cân con

- Khi đo trọng lượng cho các bé để chuẩn nhất, mẹ nên đo sau khi bé đi tiểu hoặc đại tiện.

- Đừng quên trừ trọng lượng của quần áo và tã (khoảng 200 - 400g).

- Trong vòng một năm đầu mẹ nên cân bé mỗi tháng một lần.

- Các bé trai sẽ có cân nặng nhỉnh hơn bé gái, mẹ không cần quá lo lắng.

3. Nguyên tắc cơ bản của các chỉ số tăng trưởng chiều cao

- Em bé mới sinh dài trung bình 50cm.

- Chiều cao của bé phát triển nhanh nhất trong năm đầu tiên. Từ 1-6 tháng, mức tăng trung bình hàng tháng là 2,5cm, 7-12 tháng tăng 1,5cm/tháng.

- Năm thứ 2, tốc độ tăng trưởng chiều dài của em bé bắt đầu chậm lại, tốc độ tăng trưởng mỗi năm chỉ được 10-12cm.

- Từ 2 tuổi cho đến trước tuổi dậy thì, chiều cao của bé tăng bình quân 6-7cm mỗi năm.

4. Mẹo nhỏ khi đo chiều cao của con

- Luôn nhớ bỏ giày, mũ nón cho con trước khi đo.

- Chiều cao của trẻ đo chính xác nhất vào buổi sáng.

- Bé dưới 3 tuổi có thể đo ở tư thế nằm ngửa.

- Các bé trai sẽ có chiều cao nhỉnh hơn bé gái, mẹ không cần quá lo lắng.


Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016
CÚNG ĐẦY THÁNG CHO BÉ ĐÚNG CÁCH ĐỂ CUỘC ĐỜI BÌNH YÊN, HƯỞNG VINH HOA PHÚ QUÝ

CÚNG ĐẦY THÁNG CHO BÉ ĐÚNG CÁCH ĐỂ CUỘC ĐỜI BÌNH YÊN, HƯỞNG VINH HOA PHÚ QUÝ

Lễ cúng đầy tháng chính là một dịp quan trọng nhằm chào đón con yêu được tròn 1 tháng tuổi và cũng là ngày đánh dấu nền tảng cho chặng hành trình dài của con với mong muốn mang lại những gì tốt đẹp và may mắn đến với bé. Thế nên nhất thiết, bố mẹ cần phải lên kế hoạch chuẩn bị chu đáo nhất cho mọi thứ để tránh xảy ra những điều không hay, đây cũng là niềm tin và là sự tín ngưỡng theo phong tục truyền thống của bố mẹ dành cho tương lại của con nên tốt nhất là phải có sự tư vấn và kinh nghiệm của những người đi trước để ngày này thêm ý nghĩa hơn.


Ông bà ta xưa quan niềm rằng đứa trẻ được sinh ra là do các vị Đại Tiên (Bà Chúa đầu thai) hay còn gại là 12 Bà Mụ nặn ra. Mỗi Mụ Bà sẽ có trách nhiệm nhặn ra một bộ phận cho đứa trẻ như mắt, mũi, tay, chân, tóc... xấu hay đẹp cũng là do tay các Bà Mụ nặn ra.

Đứa trẻ vừa mới chào đời hãy còn xa lạ với thế giới xung quanh. Trẻ phải luôn được mẹ ôm ấp, để nghe nhịp đập con tim, hơi thở của mẹ như hồi nằm trong bụng mẹ để dần tiếp xúc, quen dần và thích nghi với mọi thứ từ thế giới bên.. Cho nên khi trẻ vượt qua 30 ngày đầu và khỏe mạnh thì cha, mẹ phải thực hiện nghi lễ cúng ăn mừng còn gọi là lễ cúng đầy tháng.

Chuẩn bị lễ vật cúng lễ đầy tháng cho con:

Cúng Bà Mụ: 3 đĩa xôi, 3 tô chè, 12 chén chè.
Cúng Đức Ông: 3 chén cháo, 1 tô cháo.
Ngoài ra, có thể sử dụng những vật cúng khác như:
12 đôi hài xanh
12 nén vàng màu xanh
12 bộ váy áo xanh
12 miếng trầu cánh phượng
12 bộ đồ chơi
12 con cua
12 con ốc
12 con tôm
Bánh kẹo, hoa quả... chia thành 12 phần bằng nhau.

Văn cúng trong lễ đầy tháng cho con:

A DI ĐÀ PHẬT, A DI ĐÀ PHẬT, A DI ĐÀ PHẬT!
Hôm nay ngày ... tháng... năm... (âm lịch), ngày cháu (nội hay cháu ngoại...) họ, tên... tròn 1 tháng tuổi, gia đình chúng con bày mâm lễ vật này, cung thỉnh thập nhị mụ bà và tam đức ông trước về chứng minh nhận lễ, sau tiếp tục phù trợ cho cháu (tên...) mạnh tay, mạnh chân, mau lớn, hiền, ngoan, phù trợ cho gia đình an vui, hạnh phúc.

Sau nghi thức cung kính là nghi thức khai hoa còn gọi là "bắt miếng". Em bé được đặt ngay trên bàn giữa, rồi người lễ rót trà thắp hương xin phép bắt miếng. Xong, bồng em bé một tay, tay kia cầm một nhánh hoa điệp (có thể hoa khác) vừa quơ qua, quơ lại trên miệng cháu bé vừa dạy những lời tốt đẹp như sau:

Mở miệng ra cho có bông, có hoa.
Mở miệng ra cho kẻ thương, người nhớ.
Mở miệng ra cho có bạc, có tiền.
Mở miệng ra cho xóm giềng quý mến.

Tiếp sau là lời chúc mừng và tặng quà hoặc tiền lì xì của khách mời, của dòng họ bà con cho cháu bé và gia đình nhân ngày cháu tròn 1 tháng tuổi.

NHỮNG THỰC PHẨM GIÚP TĂNG TIẾT SỮA

NHỮNG THỰC PHẨM GIÚP TĂNG TIẾT SỮA

Sau khi sinh, người mẹ cần ăn uống hợp lý và đủ chất để có đủ sữa cho con bú.
Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ ăn của người mẹ sau sinh để tăng tiết sữa.

1. Uống đủ nước

Mẹ cần uống nhiều nước để tăng tiết sữa. Hãy để một chai nước bên mình để có thể uống bất cứ khi nào thấy khát.

2. Uống sữa

Mẹ đang cho con bú nên uống ít nhất 2-3 cốc sữa để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng.

3. Rau lá xanh

Rau lá xanh là lựa chọn tuyệt vời. Các loại rau như rau bina và lá thì là cung cấp axit folic và sắt tăng cường tiết sữa. Phụ nữ mới sinh ở Ấn Độ thường ăn lá trầu không sau bữa ăn. Lá này chứa nhiều khoáng chất như canxi, carotene, thiamin, riboflavin, niacin, i ốt, kali và tăng tiết sữa. Cây húng quế cũng có thể có tác dụng tương tự.


4. Các loại hạt

Bạn nên ăn nhiều loại hạt óc chó, hạnh nhân và hạt điều. Nên tránh các loại hạt chứa muối hoặc cay và tránh lạc vì chúng có thể gây dị ứng trong một số trường hợp. Các loại hạt như carom, hạt vừng, cỏ cà ri là những thực phẩm tăng tiết sữa. Carom là loại gia vị thơm thúc đẩy phục hồi sớm sau sinh vì nó làm sạch tử cung và cũng hỗ trợ tăng tiết sữa. Thành phần chính của carom là thymol có thuộc tính sát trùng và diệt khuẩn. Hạt thì là giúp hỗ trợ tiêu hóa và tăng tiết sữa. Ngoài ra, bạn có thể rắc một chút hạt vừng lên thức ăn. Chúng chứa protein, axit linoleic và axit oleic và các khoáng chất như mangan, magie, canxi, kẽm và sắt.

5. Hoa quả và rau

Các loại quả như dưa hấu, mơ, các loại rau như đu đủ xanh và bầu giúp tăng tiết sữa. Cà rốt giàu beta-caroten cũng rất tốt cho người mẹ đang cho con bú. Măng tây giàu khoáng chất cũng được khuyến khích. Ngoài ra, gừng tỏi cũng giúp tăng tiết sữa.

6. Bột yến mạch

Bột yến mạch cũng là loại thực phẩm giúp tăng tiết sữa.

7. Đậu gà

Đậu gà có tác dụng tăng tiết sữa còn có tác dụng giảm stress. Tâm trạng tốt của mẹ trong thời kỳ cho con bú có lợi cho cả mẹ và bé.


Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016
LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM MỠ BỤNG SAU SINH?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIẢM MỠ BỤNG SAU SINH?

Sau khi sinh, cơ thể bạn còn dư rất nhiều mỡ, đặc biệt là mỡ bụng. Da bụng chảy xệ, nhăn nheo là tình trạng phổ biến sau sinh nở da trong thai kỳ, bụng mẹ tăng kích cỡ đáng kể, cộng với việc tăng cân nhiều khiến da bị giãn nở. Sau sinh, vòng eo bị giảm kích thước đột ngột khiến da bị nhăn nhúm, gây mất thẩm mỹ. Mẹ hãy yên tâm nhé, có những cách đơn giản giúp mẹ cải thiện tình trạng này.

1. Giám sát việc giảm cân sau sinh

Giảm cân nhanh là một trong những nguyên nhân chính khiến da mẹ bị chùng và nhăn nheo. Vẫn biết rằng giảm cân sau sinh là cần thiết nhưng cần có lộ trình khoa học, hợp lý để không bị ảnh hưởng đến làn da, khiến da bị mất tính đàn hồi.



2. Uống nhiều nước hơn

Uống nhiều nước không chỉ cải thiện sức khỏe tổng thể mà còn giúp làn da mẹ sau sinh săn chắc, nhẵn mịn và rạng rỡ hơn. Chị em cần đảm bảo uống đủ 2-3 lít nước mỗi ngày và ăn thêm nước canh, rau xanh trong các bữa ăn.

3. Nuôi con bằng sữa mẹ

Cho con bú mẹ hoàn toàn 6 tháng đầu là một trong những phương pháp đơn giản và tuyệt vời nhất giúp chị em giảm cân sau sinh và giảm mỡ bụng vô cùng hiệu quả.

4. Gel bụng

Không chỉ cố định bụng và các cơ quan nội tạng, gel bụng còn giúp bụng nhỏ gọn trở lại nhanh chóng. Bạn có thể gel bụng sau sinh thường 1 tuần, sau sinh mổ 2 tuần và khi các vết thương đã lành.



5. Luyện tập

Bạn nên luyện tập từ các bài tập nhẹ nhàng nhất để các cơ được vận động hợp lý và từ từ chuyển tới các bài tập nặng hơn. Yoga là một dạng tập rất có lợi cho cơ bụng trong thời gian này.

6. Massage

Nếu cơ thể chưa khỏe mạnh hoàn toàn, chị em chưa tập cơ bụng được, thì có thể sử dụng một số loại dầu massage giảm mỡ bụng, giúp săn chắc cơ bụng và giảm cân sau sinh.

7. Ăn ít chất béo

Nếu nuôi con bằng sữa mẹ, bạn không nên tránh hoàn toàn thức ăn chứa nhiều hydrate bởi nó vô cùng quan trọng cho sữa đạt chất lượng tốt. Tốt hơn hết bạn nên ăn nhiều protein, rau và hoa quả, tránh các đồ ăn quá nhiều chất béo như bơ, đường... Với chế đồ ăn này, mẹ sẽ không bị tăng cân trở lại sau sinh.

8. Tẩy tế bào chết với muối biển

Việc tẩy tế bào chết thường xuyên sẽ giúp da mẹ sáng bóng và loại bỏ những vết thâm, sạm và rạn da do quá trình mang thai để lại. Các mẹ có thể tẩy da chết đều đặn 1-2 tuần/lần nhé.

Xem thêm: Cách chăm sóc bà mẹ sau sinh
CÁCH CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU SINH

CÁCH CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU SINH

1. Chăm sóc nhũ hoa

Khi mang thai ở ba tháng cuối, chi em đã có sữa non. Tuy nhiên, trước tuần thứ 37, bạn không nên nặn hay tác động nhiều vào bầu ngực vì có thể gây co bóp dạ con, dễ sinh sớm.

Sau 37 tuần, bạn có thể lấy 2 ngón tay vê kéo đầu nhũ hoa, massage vuốt theo chiều từ trên xuống, từ ngoài vào trong rồi trong ra ngoài để tuyến vú co bóp và giúp cho việc tiết sữa sau này tốt hơn.

Sinh xong khoảng 2-3 ngày, phụ nữ sẽ có sữa trưởng thành. Có nhiều người sẽ thấy vú cương cứng và nhầm là bị tắc tia sữa. Thực ra, hiện tượng này sẽ hết sau vài lần bé bú. Nếu vì thấy sữa mẹ chưa về mà cho bé bú chai ngay, sau này bé sẽ không quen bú mẹ, khiễn mẹ tức sữa, con không bú và sẽ gây tắc thật.

Ngoài ra, để giảm đau tức, các bà mẹ nên đứng tắm dưới vòi hoa sen, massage nhẹ nhàng và bóp nhẹ ở quầng nâu của nhũ hoa. Nếu đau quá, bạn có thể dùng đèn hồng ngoại chiếu mỗi bên nửa tiếng kết hợp với xoa bóp nhẹ nhàng. Nếu đau núm vú do bé bú, rứt, chị em có thể dùng núm silicon hỗ trợ.



2. Chăm sóc vùng kín và giúp sớm co hồi dạ con

- Khi mang bầu ở thời điểm săp sinh, dạ con to như chiếc thùng 5-10 lít. Khi sinh xong, chị em có thể sợ thấy một khối cứng ở dưới rốn (thường bằng quả bưởi). Đó chính là dạ con chưa thể co hồi lại như ban đầu. Thường sau khoảng 21 ngày, muộn nhất là 1 tháng, dạ con sẽ co lại như bình thường (nếu mổ phải mất nhiều thời gian hơn).

Nếu dạ con không co chặt lại có thể gây băng huyết, rong máu. Để tránh điều này, phụ nữ nên đi lại nhẹ nhàng và cho con bú.

- Sau sinh, chị em sẽ thấy có rất nhiều sản dịch. Đây chính là máu ra sau sổ rau. Thường trong giờ đầu sau đẻ, lượng máu ra có thể lên tới 100ml nên bạn cần phải đóng bỉm to, những ngày sau đó nên dùng băng vệ sinh thường và thường xuyên thay, rửa.

Nếu thấy lượng máu ra quá nhiều, quá nhanh (như tè dầm), bạn cần báo ngay cho bác sĩ bởi có thể bị băng huyết.

Nếu sinh xong chị em rất ít hoặc không có sản dịch cũng nên lưu ý bởi không thoát được dịch, tử cung khó co lại dễ gây nhiễm trùng hậu sản, có ngời còn nhiễm trùng huyết, phải mổ thắt dạ con.

Để tránh điều này, các bà mẹ sau khi sinh chỉ nằm bất động trên giường 8-10 giờ (24 giờ với người sinh mổ), sau đó đi lại nhẹ nhàng. Tuy nhiên, ban đầu, bạn cần ngồi dậy từ từ, hít thở sâu, nhắm mắt rồi chậm rãi đưa chân xuống đất trước khi đứng thẳng dậy. Nếu thấy chóng mặt, bạn cần nằm xuống để máu lưu thông lên não, tránh hiện tượng choáng ngất, bị ngã.

- Đặc biệt, bạn nên tránh bị táo bón bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, uống nước. Trong trường hợp bị trĩ, chị em có thể dùng thuốc bôi để đỡ đau.

- Ngoài ra, chị em sinh xong có thể tập khí cơ niệu đạo, cơ âm đạo, tránh bị són tiểu sau này bằng cách: Khi hít vào thì co khít cơ âm đạo, từ từ thở ra đồng thời giãn cơ hoặc tập khi đang đi tiểu bằng cách nhịn lại 1-2 giây rồi thả ra, lặp lại vài lần.

Trong trường hợp bị bí tiểu, sản phụ có thể chườm nóng, tắm nước nóng, day ở vùng xương mu, xoa nắn bụng...

- Sau 3 tuần hết sản dịch, có người đã có máu trở lại (gọi là kinh non) và cần sử dụng các biện pháp tránh thai n gay. Việc có thai trở lại sớm rất nguy hiểm với người mổ đẻ, có thể gây nứt sẹo mổ, vỡ dạ con, mất em bé, hại cho mẹ.

- Sau sinh, các bà mẹ cũng cần chú ý đến vết khâu tầng sinh môn bằng cách rửa sạch, giữ khô, nếu dùng dung dịch vệ sinh nên dùng loại có bọt, có  thể dùng máy sấy làm khô.

Nếu sau 4 ngày bạn không thấy giảm đau, nhức nhối có thể bị dị ứng chỉ khâu, nên đến bác sĩ để được cắt chỉ sớm hoặc xử lý nếu bị nhiễm trùng. Thường sau 1 tuần, vết khâu tầng sinh môn sẽ liền hẳn.

- Tùy cơ thể từng người, chị em có thể tắm gội sau vài ngày sinh thường, nhưng không nên tắm bồn. Nếu mệt, bạn không nên tắm gội cùng lúc, và chớ đừng cúi khom người, vì dễ bị chóng mặt... Sau sinh, nhiều người dùng nước lá để tắm, trong đó tắm rượu gừng là thứ nước tắm vừa đơn giản, dễ làm, lại mang lại cảm giác dễ chịu và thoải mái.

3. Về dinh dưỡng

Sau sinh, các bà mẹ thường bị mất máu nên cần được bồi dưỡng, ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng. Hạn chế những thức ăn khó tiêu, ảnh hưởng đến sữa, hạn chế đồ lạnh và hải sản lạnh trong 6 tuần đầu sau sinh.

Để có đủ sữa, ngoài việc tích cực cho con bú, bạn nên uống đủ 3 lít nước mỗi ngày.

4. Lấy lại vóc dáng

Để tránh bị sổ bụng sau sinh, chị em nên dùng gel bụng, tã cotton để bó bụng lại nhưng phải đợi sau 1 tuần đối với sinh thường, 2 tuần đối với sinh mổ. Nếu bó bụng sơm sẽ gây ứ sản dịch, dạ con khó co lại.



Nhiều bà mẹ còn rất lo lắng khi thấy các vết rạn rõ nét sau ngày sinh. Có thể dùng rượu gừng nghệ, gừng massage bụng. Sức nóng của thứ rượu này vừa có tác dụng ấm bụng vừa  tái tạo da, làm mờ vết thâm và rạn.

Để sớm lấy lại vóc dáng sau sinh, chị em nên tiến hành tập thể dục. Tháng đầu tiên, nên vận động nhẹ nhàng, tập các động tác giơ tay, giơ chân. Và dù có sốt ruột làm đẹp ngay, thì cũng nên đợi sau sinh 6  tháng mới tập các động tác mạnh.

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016
6 CÁCH GIẢM CÂN SAU SINH

6 CÁCH GIẢM CÂN SAU SINH


Ăn nhiều rau xanh, trái cây, tập thể dục, yoga, cho con bú hoàn toàn sữa mẹ... là những phương pháp giảm cân đơn giản và hiệu quả giúp chị em lây lại vóc dáng sau sinh con.
Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn lấy lại vóc dáng thon gọn hơn:

1. Trái cây

Trái cây rất tốt cho sức khỏe. Giảm cân bằng trái cây là phương pháp hiệu quả, an toàn được nhiều chị em áp dụng. Trái cây giúp cung cấp vitamin, mangan, protein, chất chống oxy hóa cùng các khoáng chất có tác dụng tiêu hao năng lượng mỡ thừa trong cơ thể.

Một số trái cây có tác dụng giảm cân hiệu quả như là bưởi, dứa, chanh, chuối, táo... chứa hàm lượng chất xô cao giúp điều chỉnh quá trình giải phóng và hấp thụ carbonhydrate cho cơ thể, thúc đẩy quá trình chuyển hóa năng lượng, chống lịa việc tích tụ chất béo trong cơ thể, giúp cơ thể không bị tăng cân, giải phóng lượng calo thừa và loại bỏ chất béo trong cơ thể.

2. Thực phẩm tươi nấu chín

Thực phẩm tươi có nguồn gốc rõ ràng được nấu chín trước khi sử dụng có tác dụng giảm cân tuyệt vời. Một nghiên cứu được thực hiện bởi tổ chức khảo sát kiểm tra dinh dưỡng kết luận rằng thực phẩm tươi được nấu chín sẽ loại bỏ các chất bảo quản, chất phụ gia và chất béo, giúp bạn tiêu thụ ít calo hơn và có được cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng lý tưởng.

Vì vậy, nếu bạn mới sinh con xong và đang cố gắng để lấy lại vóc dáng, hãy dành thời gian nấu nướng thường xuyên hơn.

3. Các loại rau theo mùa

Bạn nên chọn các loại rau quả theo mùa để hạn chế tối đa các chất bảo quản, chất kích thích tồn tại bên trong. Việc ăn rau và trái cây theo mùa không chỉ tốt cho cơ thể, mà còn mang lại sự thay dổi trong chế độ ăn của bạn sau sinh, giúp cơ thể khỏe mạnh và có tác dụng làm đẹp.

4. Nhai kỹ thức ăn

Nhai kỹ sẽ hỗ trợ tốt cho sự hấp thu và co bóp của dạ dày, giúp cơ thể nạp đủ chất dinh dưỡng mà không cần ăn nhiều. Khi nhai kỹ, thức ăn được nghiền nhỏ hơn, làm tăng diện tích tiếp xúc của thức ăn, giúp cho thức ăn được tiêu hoa triệt để hơn. Bạn sẽ không còn cảm giác đói thường xuyên như trước nưa. Những người nhai thức ăn kỹ sẽ hấp thụ ít calo hơn, do đó họ kiểm soát được cân năng. 

5. Tập thể dục.

Tập thể dục là một trong những phương pháp giảm cân tốt nhất để lấy lại vóc dáng cùng cơ thể dẻo dai, khỏe mạnh. Chỉ cần chăm chỉ tập luyện những bài tập thể dục giảm cân đơn giản giúp bạn đốt cháy mỡ thừa gần như gấp đôi so với bình thường chỉ ăn kiêng. Khối lượng mỡ trong cơ thể sẽ được đánh tan một cách nhanh chóng và mang lại vóc dáng thon gọn, gợi cảm sau sinh.

6. Cách giảm cân đơn giản sau sinh

Chỉ cần 5 phút mỗi buổi sáng với bài tập yoga, bạn sẽ nhanh chóng lấy lại vóc dáng thon gọn và rèn luyện sức khỏe. Hay chỉ cần cho con bú hoàn toàn sữa mẹ, bạn cũng có thể giảm cân rất hiệu quả và an toàn.


Copyright © 2012 ĐỒ SƠ SINH CHO BÉ All Right Reserved
Designed by Shopdososinh247
Back To Top