Trending
Loading...
  • New Movies
  • Recent Games
  • Tech Review

Recent Post

Hiển thị các bài đăng có nhãn SinhNo. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn SinhNo. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Ba, 10 tháng 4, 2018
CÁCH TÍNH NGÀY DỰ SINH CHÍNH XÁC NHẤT CHO CÁC MẸ BẦU

CÁCH TÍNH NGÀY DỰ SINH CHÍNH XÁC NHẤT CHO CÁC MẸ BẦU

1. Cách tính ngày dự sinh dựa vào việc khám thai

- Các nhà chuyên môn sẽ dựa vào tuần thai để tính tuổi thai và dự tính ngày sinh thông qua các dấu hiệu lâm sàng như chiều cao tử cung, thời điểm thai cử động, nghe thấy tim thai.
- Ngoài ra còn dùng kỹ thuật X quang. Ví dụ khi có điểm cốt hóa xuất hiện trên phim thì tuổi thai từ 12-14 tuần, trước 16 tuần đã có thể phát hiện ra bóng của ruột và tiểu khung của thai. Tuy nhiên, chụp X quang có một vài ảnh hưởng không tốt cho thai nhi nên ngày nay, kỹ thuật siêu âm đã thay thế cho kỹ thuật X quang.
- Sử dụng siêu âm để tính tuổi thai không cần dựa vào ngày mất kinh hay ngày thụ thai, 5 tuần đã có thể nhận ra một cực thai, 7-8 tuần đã nhận ra nhịp đập của tim thai.
- Đo đường kính lưỡng đỉnh của thai là phương pháp đáng tin cậy để xác định tuổi thai ở 20-30 tuần. Sự phát triển của thai trong giai đoạn này tăng dần và nhanh. số đo chính xác nhất ở tuần 20-24 và đo lại và lúc 26-30 tuần. Do vậy, đây là căn cứ để xác định ngày trẻ chào đời.



2. Cách tính ngày dự sinh dựa vào việc tính toán chu kỳ kinh nguyệt.

- Nếu như các bác sĩ đoán tuổi thai dựa vào siêu âm, đo chiều cao tử cung, thời điểm thai cử động và tim thai... thì các bà mẹ cũng có thể tự tính được ngày sinh nhờ vài cách rất đơn giản. Cách tính trước đây là phương pháp "9 tháng 10 ngày". Chúng ta thường lấy thời gian 4 tuần làm 1 tháng mang thai, toàn bộ quá trình là 280 ngày, tức 40 tuần cho nên thường là mang thai 10 tháng.
- Khi việc thụ thai xảy ra một cách tự nhiên, việc tính ngày dự sinh thường dựa trên tính ngày thụ thai hoặc chu kỳ kinh nguyệt của người mẹ. Thời điểm dự sinh thường được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, sau đó cộng thêm 40 tuần. Đây là cách tính khi người mẹ có vòng kinh 28 ngày, bởi người ta cho rằng việc thụ tinh thường xảy ra trong khoảng 14 ngày sau khi chu kỳ kinh nguyệt bắt đầu.

Đôi khi có thể tính ngày thụ thai khá chính xác nếu việc quan hệ vợ chồng diễn ra không thường xuyên. Đối với một số gia đình như quân nhân, công nhân mỏ, vợ chồng thường sống xa nhau, việc sinh hoạt vợ chồng diễn ra rời rạc. Nên nếu bạn nhớ được chính xác thời điểm quan hệ, bạn có thể ước tính ngày thụ thai, từ đó tính ngày dự sinh là được.



- Nhưng không phải người phụ nữ nào cũng có vòng kinh chính xác 28 ngày. Do đó, khi tính thời điểm dự sinh, bạn cần phải dựa trên những yếu tô riêng của mỗi người.
Nếu một người phụ nữ đã được áp dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản, thì có thể dự đoán thời điểm em bé ra đời dễ dàng hơn. Đó là bởi vì thụ tinh ống nghiệm xác định được rõ ngày thụ thai, tốc độ phát triển của phôi thai và thời điểm chính xác khi phôi thai được cấy vào tử cung. Bên cạnh đó, một cách thức khác để ước tính thời gian mang thai là xét nghiệm máu nhằm đo lượng thay đổi nội tiết tố của người mẹ.

- Tính thao âm lịch: Nếu ngày đầu kỳ kinh cuối nhớ theo âm lịch thì tốt nhất là nên chuyển sang dương lịch rồi tính theo cách tính trên. Nếu thai phụ có thói quen nhớ ngày âm thì phương pháp dự kiến ngày sinh là: ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cộng với 9 tháng và 15 ngày.

- Tính theo dương lịch: Lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối (ngày thứ nhất khi có kinh lần cuối) cộng thêm 9 tháng và 7 ngày. Ví dụ ngày 1.2.2019 là ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, cộng thêm 9 tháng là ngày 1.11, cộng thêm 7 ngày nữa là ngày 8.11 là ngày dự kiến sinh.



- Có sự chênh lệch giữa một bên là cộng thêm 7 ngày và một bên cộng thêm 15 ngày là do sự chênh lệch số ngày trong một tháng của ngày âm thường ít hơn ngày dương. Theo tính toán của các chuyên gia cộng dồn tất cả lại là 8 ngày.
- Thời gian mang thai chính xác quyết định ở thời gian trưởng thành của thai nhi và thời gian ngắn của chu kỳ kinh nguyệt của người mẹ. Tỷ lệ như sau: Thông thường chu kỳ kinh nguyệt của một người phụ nữ cữ 3 tuần 1 lần, thời gian mang thai là 40 tuần - 1 tuần = 39 tuần. Phụ nữ có kinh 4 tuần 1 lần thì mang thai là 40 tuần, phụ nữ có kinh 5 tuần thi thời gian mang thai là 40 tuần + 1 tuần = 41 tuần.
- Một cách khác để dự kiến ngày sinh của em bé là lấy ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối trừ đi 3 tháng, sau đó cộng thêm 7 ngày vào. Ví dụ như, nếu kỳ kinh cuối của người mẹ bắt đầu ngày 1.12, trừ đi 3 tháng trở về trước rồi cộng thêm 7 ngày sẽ ra ngày dự sinh là 8,9. Đây là một cách để tính 40 tuần mang thai.

3. Cách tính ngày dự sinh dựa vào thời gian phản ứng có thai

Ngoài ra phản ứng mới có thai thường bắt đầu khoảng sau khi tắt kinh 6 tuần, khi xuất hiện ngày phản ứng có thai cộng thêm 34 tuần là tính ra ngày dự kiến sinh.

4. Cách tính ngày dự sinh dựa vào thời gian thai cử động.

- Thời gian thai cử động thường bắt đầu vào cuối tháng 4 đầu tháng thứ 5, ngày xuất hiện hiện tượng thai cử động thêm 20 tuần là thời gian dự kiến sinh.

Mong rằng với 4 cách tính ngày dự sinh chính xác nhất giúp các mẹ chuẩn bị sẵn sàng chào đón con yêu.

Thứ Ba, 14 tháng 6, 2016
5 ĐIỀU MẸ BẦU CẦN BIẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP KÍCH ĐẺ

5 ĐIỀU MẸ BẦU CẦN BIẾT VỀ PHƯƠNG PHÁP KÍCH ĐẺ

Có tới 20% sản phụ phải sử dụng phương pháp giục sinh (kích đẻ) để sinh con. Các mẹ bầu hẳn là đều không yên tâm khi được bác sĩ đề nghị phương pháp này.



1. Tại sao phải kích đẻ?

Các mẹ bầu nên hiểu lý do vì sao bác sĩ phải đề nghị phương pháp này trong trường hợp cần thiết. Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ Akua Afriyi - Gray (viện sức khỏe Loyola), nếu thai kỳ kéo dài quá lâu mà bác sĩ không đề nghị giục sinh sớm, sản phụ dễ gặp các vấn đề sức khỏe phức tạp.

Nếu bạn đã sang tới tuần 42 của thai kỳ, bác sĩ sẽ phải đề nghị kích đẻ. Bởi vào lúc này, sẽ có nguy cơ thai lưu, âm đạo khó mở rộng, nhau thai đã trở nên kém hiệu quả trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi và thai nhi dễ bị mắc hội chứng hít phải phân su.

2. Khi nào thì cần giục sinh?

Theo cơ quan y tế quốc dân Anh, sản phụ chỉ nên cân nhắc phương pháp này từ tuần thứ 40 của thai kỳ, trừ một số lý do y khoa khác.

3. Quy trình thực hiện như thế nào?

Có nhiều phương pháp giục sinh khác nhau. Việc mang thai và chuyển dạ của mỗi phụ nữ cũng khác nhau, phương pháp phù hợp với người này có thể lại không phù hợp với người khác.

Theo nghiên cứu tại đại học Bắc Carolina, các thai phụ có thể thực hiện châm cứu để sinh dễ hơn, hoặc tiêm thuốc. Cũng có nhiều trường hợp, chỉ cần làm vỡ nước ối là đã có thể sinh.

4. Độ an toàn của phương pháp này ra sao?

Trước khi có những thủ thuật hiện đại như bây giờ, ngày trước, khi phải giục sinh, bác sĩ dùng phương pháp rạch âm hộ, hoặc rạnh vùng đáy chậu ( vùng nối giữa âm hộ và hậu môn). Hiện tại thì thủ thuật này rất ít khi được dùng, trừ trường hợp thai quá lớn.

Các bác sĩ sẽ hiểu rất rõ nên dùng thủ thuật nào. Có trường hợp thai phụ sẽ phải dùng thuốc kích thích sinh đẻ, đó là khi thai nằm ngang, sa dây rốn hoặc thai phụ từng phẫu thuật cắt bỏ u, cơ.

5. Có thể tránh giục sinh không?

Hãy quyết định thông minh cho sự an toàn của cả mẹ và bé nhé!

Thực ra, sự lựa chọn hoàn toàn nằm ở bạn. Tuy  nhiên nếu thực sự cần phải kích đẻ cho lợi ích của cả mẹ và bé thì bạn không nên chần chừ. Hãy là một bà mẹ thông minh và tỉnh táo.


Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016
NHỮNG BÍ MẬT BẠN SẼ KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC BIẾT CHO ĐẾN KHI BƯỚC VÀO PHÒNG SINH

NHỮNG BÍ MẬT BẠN SẼ KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC BIẾT CHO ĐẾN KHI BƯỚC VÀO PHÒNG SINH

Khi nhắc tới việc sinh nở, bạn thường nghĩ đến điều gì? Những cơn đau, những công tác chuẩn bị hay cảm giác hạnh phúc ngập tràn khi ôm trong tay thiên thần bé nhỏ của mình? Đó là điều mà ai cũng nói đến, nhưng sinh nở đâu chỉ có thế! Còn nhiều điều khác mà không ai nói cho bạn, trừ khi bạn đích thân trải nghiệm. Dưới đây là những bí mật bạn sẽ không bao giờ được biết cho đến khi bước vào phòng sinh:

1. Không được ăn gì trước khi lên bàn mổ

Cho đến khi bác sĩ yêu cầu, nào ai nói với bạn là trước khi mổ, bạn không được ăn uống gì trong 8 tiếng đồng hồ. Nguyên nhân phải nhịn ăn trước khi lên bàn mổ là để tránh phản ứng trào ngược thực quản trong quá trình gây tê. Thế nhưng người nhà bạn đâu có chịu hiểu. Họ vẫn mang đồ ăn thức uống vào phòng và bạn đánh chén ngon lành, thậm chí còn mời bạn, trong khi bạn nuốt nước miếng thèm thuồng mà vẫn phải từ chối.


2. Ngay thời khắc quan trọng nhất, bạn sẽ muốn đổi ý

Trong khi chờ đợi thời khắc vượt cạn, những lời động viên của người thân, những lời trấn an của bác sĩ chẳng những không giúp bạn bình tĩnh mà còn khiến bạn thấy hoang mang hơn. Lúc đó bạn chỉ ước sao họ nói một câu "vẫn chưa đến lúc, bạn có thể về nhà" thì tốt biết mấy. Dù đã ngày đợi đêm mong suốt hơn 9 tháng ròng, ngay thời điểm quan trọng nhất, bạn lại thấy mình chưa sẵn sàng chút nào.



3. Mọi người quên rằng bạn vẫn nghe được những gì họ nói

Khi lên bàn mổ, người ta sẽ gây tê cho bạn. Dù không thể cử động, không thể nói nhưng những gì người nhà và bác sĩ trao đổi với nhau, bạn nghe không sót một lời. Tuy nhiên, họ hoàn toàn quên mất bạn vẫn còn thức và vô tư nói ra những câu khiến bạn muốn bật dậy. Thử tưởng tượng xem, chồng bạn hỏi bác sĩ: "Tình trạng có nguy hiểm lắm không?" rồi lập tức quay sang trấn an bạn" "Em cứ yên tâm, không có vấn đề nào hết".

4. Không ai chịu rời chiếc camera khỏi mặt bạn

Ai chẳng biết sinh con là mốc quan trọng, là thời khắc huy hoàng đáng nhớ nên cần phải lưu lại những hình ảnh đề đời. Chỉ có mình bạn biết mặt bạn lúc đó nhợt nhạt xấu xí ra sao. Bạn không đời nào muốn người ta ghi lại cảnh mình nhăn nhó, la hét cả.

5. Bạn bỗng thầy thù ghét cả thế giới

Không thù ghét cả thế giới sao được khi người nhà thì cứ khấp khởi vui mừng, ai nấy đều chuẩn bị tiệc tùng đình đám, chỉ có mỗi mình bạn phải ở đây chịu đau. Dẫu ông xã nhà bạn có tỏ ra thông cảm đến mấy thì anh ta cũng không che dấu nổi vẻ háo hức trên mặt. Chẳng có ai thành thực chia sẻ nỗi đau với bạn hết.

6. Bạn tưởng mình sẽ bị xé làm hai

Bất kể trước đó, bạn đã nghe bao nhiêu chuyện kinh khủng về cơn đau đẻ để chuẩn bị tinh thần thì đến khi trải nghiệm, nó cũng chẳng khiến bạn đỡ đau hơn. Đúng như các cụ thường nói "đau như đau đẻ", bạn tưởng như mình sẽ bị xé ra làm hai chứ chẳng cách nào sinh con xong mà lành lặn được.

7. Nhưng cuối cùng những điều đó đều chẳng quan trọng

Phải nhịn ăn, phải chịu đủ mọi áp lực, phải trải qua cơn đau khủng khiếp tưởng như chết đi sống lại, ấy thế mà cuối cùng bạn cũng quên hết. Khi người ta đặt thiên thần nhỏ vào vòng tay bạn, mọi cảm giác khó chịu đều tiêu tan như có phép màu. Bạn cảm thấy dù có phải chịu đau thêm vài lần nữa cũng chẳng sao. Bởi suy cho cùng, cảm giác hạnh phúc vô bờ này cũng chỉ là thứ mình bạn biết.


Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2016
TÔI ĐÃ TRẢI QUA CƠN ĐAU ĐẺ NHƯ THẾ NÀO?

TÔI ĐÃ TRẢI QUA CƠN ĐAU ĐẺ NHƯ THẾ NÀO?

Không biết các mẹ thế nào chứ mình thấy chuyện sinh con và đau đẻ không quá đáng sợ như nhiều người dọa, nói các mẹ bảo mình điêu, chứ thật sự là thế. Đặc biệt là sau khi sinh bé đầu, bé lớn rồi biết bi bô gọi mẹ, nịnh mẹ, mình càng ham đẻ :)

Thật ra, trước đây lúc mang bầu sắp sinh bé mình cũng từng hoang mang, lo lắng như các mẹ. Nào là lo không biết bé ra đời có đúng ngày dự sinh không, không biết vỡ ối là như thế nào... nhưng lo nhất và sợ nhất vẫn là lúc lên bàn đẻ, làm sao để đẻ bé thật nhanh mà không đau đẻ.

Hỏi chuyện sinh đẻ của một số bạn bè và người quen, ai nấy đều lắc đầu nguầy nguậy: "Đẻ đau thấu tận trời xãnh". "đẻ một lần là tởn tới già không có lần thứ hai", "không có cái đau nào như đau đẻ"... nghe xong ngần ấy chia sẻ mình thật sự hoang mang, căng thẳng tột độ dù đã tham gia khóa học tiền sản, chuẩn bị tâm llys rất kỹ càng.

Cuối cùng, cái ngày mình mong nhất nhưng lo lắng nhất cũng đã đến. Lúc vào phòng sinh thậm chí mình đã khóc vì quá sợ hãi đến nỗi chồng phải gắt: "sao em cứ khóc mãi thế?" Nhưng thật mọi thứ không như mình tưởng, mình đã vượt qua cơn đau đẻ một cách nhẹ nhàng chứ không quá đáng sợ như nhiều người bảo. Mình không trải qua cơn đau đẻ nhiều một phần có lẽ do mình sinh nhanh, nhưng phần lớn do mình có các bí quyết sau:

1. Trước sinh

- Siêng vận động, đi bộ nhiều nhất là những tháng cuối thai kỳ. Bắt đầu tháng thứ 8, tối nào mình cũng đi bộ khoảng 30 phút và đặc biệt mình rất siêng làm việc nhà, tất nhiên các việc nhẹ nhàng thôi.

- Ăn uống: Bắt đầu từ tháng thứ 9 mình ăn uống thoải mái không kiêng cữ gì hết nhằm lấy sức cho cuộc vượt cạn sắp đến. Thêm vào đó mình cũng ăn thêm chè mè đen sắn dây, uống nước lá tía tô, ăn dứa giúp cổ tử cung mềm ra cho dễ sinh (lưu ý là chỉ ăn dứa khi cách ngày dự sinh 1 - 2 ngày thôi nhé)

2. Trong phòng sinh, cái này mới quan trọng này

- Không kêu la, tập trung suy nghĩ về đứa con sắp chào đời

Khi đi học tiền sản, mình cũng được chỉ điều này nhưng lúc vào phòn sinh mình quên béng mất. Mỗi lần tử cung co thắt đau khủng khiếp nên mình hét thôi rồi nhưng cũng may không bị la. Chị hộ sinh chỉ nhẹ nhàng đến khuyên, nếu mình la lớn quá em bé trong bụng sẽ không thở được, xong chị chỉ cho mình màn hình đo tim thai, đúng là khi mình la to, tim thai hiener thị trong máy không ổn định. Chị bảo mình ráng chịu đựng, đầu óc cứ tập trung nghĩ đến em bé sắp chào đời, nghĩ đến cảnh ôm ấp, hôn hít con là cơn đau tự nhiên biến mất rồi. Mình làm theo và quả nhiên cơn đau đẻ lúc này cũng dịu xuống hẳn luôn.

- Rủ chồng vào phòng sinh

Ở các bệnh viện hiện giờ hình như đều có dịch vụ này. Việc cho chồng vào phòng sinh cùng với mình có tác dụng giảm đau cực hiệu quả luôn, vậy mà mình không hiểu sao nhiều mẹ lại không cho chồng vào nhỉ, này nhé!

Có chồng bên cạnh khi đau quá mình nắm tay chồng, nhờ chồng massage, xoa bóp cho (thậm chí có thể... mắng chồng).

Có chồng bên cạnh tự nhiên tâm lý mình cũng tốt hơn rất nhiều, mình bớt sợ, bớt thấy cô đơn không có cảm giác đi biển một mình.



- Thở và rặn đẻ đúng cách

Sau khi tử cung mình mở được 7 phân, bác sĩ đến và đỡ đẻ cho mình. Bác sĩ chỉ cho mình cách thở và rặn đẻ ra sao cho em bé nhanh ra, việc này rất quan trọng ý ạ. Các bước tuần tự như sau nhé:

Bước 1: Thở ngực chậm
Áp dụng cách thở này khi cổ tử cung mở từ 2-6cm, các cơn co thắt cứ 4-5 phút xuất hiện 1 cơn. Các tiến hành: Khi các cơn co thắt tử cung bắt đầu, các mẹ hãy hít thật sâu để không khí đi qua mũi vào tận đáy phổi và nhẹ nhàng thở ra bằng miệng.

Bước 2: Thở ngực nông.
Áp dụng cách thở này khi cổ tử cung mở từ 6-8cm, các cơn co thắt lúc này mạnh hơn, kéo dài hơn khoảng 40-50 giấy/cơn. Cách tiến hành: Hít thở một hơi thật sâu qua mũi rồi thở bằng miệng, nhịp thở thay đổi theo tần suất của cơn đau: khi đau quá sẽ thở nhanh, khi cơn đau giảm sẽ thở ngắn, khi hết đau hít thật sâu rồi nhẹ nhàng thở ra.

Bước 3: Thở ngắn, nhanh, nông
Áp dụng cách này khi cổ tử cung đã mở 8-10cm. Lúc này đầu thai đã tụt xuống và mẹ có cảm giác muốn rặn. Các cơn đau lúc này cũng trở lên dồn dập hơn, các cơn co cũng kéo dài hơn khoảng 50-55 giây. Cách tiến hành: khi các cơn bắt đầu, các mẹ thở gấp 3 lần bằng hơi thở ngắn, đến hơi thở thứ 4 thì mạnh lên. Lặp lại như vậy đến 4 lần, lần thứ 5 thì hít vào nhé. Lúc này các mẹ nên bình tĩnh thở và rặn, nếu không có thể khiến cổ tử cung sưng lên gây khó khăn cho cuộc đẻ ý.

Bước 4: Thở và rặn đẻ
Áp dụng khi cổ tử cung đã mở hoàn toàn và bác sĩ yêu cầu rặn đẻ, các mẹ hít một hơi thật sâu, thật dài và cố lấy sức rặn cho con ra nhé. Nhớ là ở giai đoạn nước rút này đừng quá căng thẳng nhé các mẹ, cứ bình tĩnh làm theo lời bác sĩ là được, tuyệt đối tránh kêu la sẽ mất sức và thiếu không hí để con thở. Phù, vậy là xong! Chỉ sau 30 phút vào phòng sinh mình đã được nhìn thấy con, được nghe tiếng khóc oe oe của con, cơn đau đẻ như tan biến mất và mình hạnh phúc không thể tả. Đến nỗi mình bảo ngay với chồng, lần này là thằng cu, sau  nữa sẽ là con nhóc nhé anh. Thế đấy các mẹ, mọi thứ do mình trải nghiệm thì mới biết thế nào. Nghe các mẹ chia sẻ để lấy kinh nghiệm cũng tốt, nhưng đừng để nó ám ảnh mình nhé, nhất là các mẹ sắp sinh. Chúc các mẹ vượt cạn suôn sẻ, mẹ tròn con vuông nhé.

Xem thêm: Làm thế nào để giảm mỡ bụng sau sinh?


Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016
NHỮNG DẤU HIỆU SẮP ĐẺ CỦA BÀ BẦU TRONG VÒNG 24 GIỜ

NHỮNG DẤU HIỆU SẮP ĐẺ CỦA BÀ BẦU TRONG VÒNG 24 GIỜ

Ngay từ khi có ý định mang thai, các mẹ đã nghe hoặc đọc rất nhiều thông tin về dấu hiệu sinh nở. Nhiều dấu hiệu xuất hiện trước khi sinh con 2 tuần, tuy nhiên có dấu hiệu báo con yêu sẽ chào đời trong 1-2 ngày tới. Nhiều mẹ bầu lo lắng, hoang mang. Tuy nhiên, hãy dẹp bỏ tâm trạng rối bời này sang một bên nhé. Dưới đây là dấu hiệu nhận biết con yêu sắp chào đời trong vòng 24 giờ tới.

1. Xuất hiện dịch nhầy

Phụ nữ khi mang thai, cổ tử cung của họ đóng kín và được làm dày lên bở một lớp chất nhầy để ngăn ngừa viêm nhiễm từ bên ngoài tác động đến em bé trong bụng mẹ. Nhưng khi bà bầu sắp đến ngày sinh, dấu hiệu sinh nở là cổ tử cung của các mẹ bắt đầu giãn ra, mềm ra để chuẩn bị cho con yêu chui ra ngoài, do đó lớp dịch nhầu này cũng bị phá vỡ và chảy ra ngoài khá nhiều, đặc và có thể kèm theo các tia máu do cổ tử cung của mẹ bầu bị rạn ra quá mức.



2. Tụt bụng

Khi mang thai, thai nhi to sẽ đè lên cơ hoành bà bầu khiến các mẹ cảm thấy khó thở hơn, vì thế khi con tụt xuống sâu vùng khung xương chậu để chuẩn bị ra đời, các mẹ bầu sẽ cảm thấy thoải mái hơn, dễ dàng hơn, nhưng thay vào đó họ lại cảm thấy tăng áp lực lên bàng quang dẫn đến đi tiểu thường xuyên hơn. Em bé càng tụt xuống sâu vùng khung xương chậu thì càng tới ngày con chào đời.

3. Cơn đau co tử cung

Khi gần tới ngày sinh, mẹ bầu sẽ thấy dấu hiệu sinh nở là thấy tử cung xuất hiện các cơn co. Điều cần thiết là các mẹ phải phân biệt được cơn co thật và cơn co giả. Đối với những cơn co tử cung chuyển dạ thật, chúng đều đặn, thường xuyên và đau hơn rất nhiều chứ không nhẹ nhàng như cơn co tử cung của chuyển dạ giả. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức mẹ bầu không thể đi lại hay nói chuyện khi đó. Các cơn co chuyển dạ thường mạnh và liên tục, cách nhau từ 5-7 phút ít nhất trong một giờ, tức là mẹ đang chuyển dạ.



4. Vỡ nước ối

Đây là dấu hiệu sắp đẻ đến nơi rồi, không được chậm trễ. Nước ối vỡ bất ngờ khiến thai nhi bị mất môi trường tự nhiên và em bé bị thúc ép ra ngoài. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu, trường hợp phụ nữ mang thai vỡ nước ối trước khi có những cơn co thắt thường xuyên chỉ chiếm 18% các ca sinh. Nếu mẹ bầu không bị chảy nước ối ra ngoài một cách ồ ạt, họ cũng có thể cảm nhận được sự rò rỉ nhỏ bởi vì đầu của em bé lúc này đã lộn xuống dưới và ngăn cản nước ối chảy ra ngoài nhanh.

Một khi nước ối đã bị vỡ, mẹ bầu cần phải sinh ngay, nếu chậm trễ có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cho cả mẹ và em bé khi sinh.

5. Tiêu chảy

Ngoài các dấu hiệu bị chảy nước ối và dịch nhầy, bầ bầu giai đoạn cuối có thể bị tiêu chảy nữa.

Nguyên nhân là do cơ thể mẹ lúc đó sản sinh prostaglandin, một loại hoocmon gây co bóp cổ tử cung, làm mềm và giãn cổ tử cung. Đây là chất có thể tác động đến đường ruột gây ra tình trạng đi đại tiện thường xuyên, thậm chí là tiêu chảy.

Xem thêm: Đẻ thường - Trẻ lợi đủ đường

ĐẺ THƯỜNG - TRẺ LỢI ĐỦ ĐƯỜNG

ĐẺ THƯỜNG - TRẺ LỢI ĐỦ ĐƯỜNG

Sinh thường sẽ giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ thở dễ dàng ngay sau khi chào đời.

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, nhiều bà mẹ mang thai thường có xu hướng lựa chọn phương pháp sinh mổ vì nhiều lý do. Tuy nhiên, phương pháp sinh thường luôn có những mặt tích cực rieegn. Bài viết dưới đây giúp các mẹ hiểu rõ hơn về những lợi ích mà sinh thường mang lại:


Sinh thường là phương pháp được hầu hết các mẹ bầu lựa chọn bởi họ muốn được trải nghiệm cảm giác đau đẻ, họ tin tưởng vào sức mạnh bản thân hay đơn giản là các mẹ muốn tránh bất cứ sự can thiệp nào của dao kéo, thuốc men... Tuy nhiên ngày nay, vì nhiều lý do mà phương pháp này dang dần bị bỏ qua, tỷ lệ các mẹ chọn sinh mổ đang tăng nhanh chóng.

Tuy nhiên, theo tổ chức y tế thế giới, sinh thường vẫn là phương pháp tốt nhất cho em bé với những mẹ bầu có thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh. Nếu mẹ vẫn phân vân không biết nên sinh thường hay sinh mổ, hãy đọc 5 lợi ích tuyệt vời của phương pháp này với trẻ sơ sinh nhé:

1. Giúp bé thở dễ dàng

Trong quá trình mẹ đau đẻ, em bé sẽ sản xuất ra một lượng hormone căng thẳng có tên catecholamine, giúp chiến đấu với những tình huống căng thẳng và bị đe dọa. Catecholamin sẽ kích thích đường hô hấp của em bé khi được sinh ra bằng cách tăng sự hấp thụ của nước ối trong phôi của bé, cũng như gia tăng quá trình sản xuất surgactant. Khi tử cung bị co bóp và chèn ép mạnh thì ngực sẽ bị nén, giúp tống các chất lỏng trong phổi của bé ra ngoài, giúp bé thở dễ dàng hơn.

Với trẻ sinh mổ sẽ không được hưởng lợi ích này. Khả năng trẻ sinh mổ bị suy hô hấp cao gấp 4 lần so với trẻ sinh thường.

2. Thúc đẩy hệ thống miễn dịch

Trẻ sơ sinh khi mới ra đời có hệ thống miễn dịch chưa trưởng thành, vì vậy cần được giúp đỡ để được bảo vệ khỏi bệnh tật, và sinh thường chính là phương pháp hiệu quả nhất.

Trong thời gian nằm trong bụng mẹ, em bé sẽ nhận kháng thể từ mẹ và hầu hết được chuyển nhượng trong quá trình chuyển dạ. Cũng trong quá trình  này, các tế bào máu trắng cũng tăng lên, giúp tăng lượng catecholamine, giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bé sau khi sinh nở và bảo vệ bé chống lại nguy cơ nhiễm trùng.

Ngoài ra, sữa mẹ cũng chứa các tế bào máu trắng, giúp bảo vệ em bé. Chỉ cần một giọt sữa mẹ cũng chứa khoảng 1 triệu tế bào máu trắng. Vì vậy, các chuyên gia luôn khuyên mẹ cho con bú ngay sau khi sinh.

3. Tăng năng lượng cho em bé

Sau khi ra đời, em bé sẽ không còn nhận được dưỡng chất từ nhau thai, vì vậy lượng đường trong máu cũng bắt đầu giảm. Khi sinh thường, em bé sẽ được bảo vệ chống lại bất cứ tác dụng phụ nào của triệu chứng hạ đường huyết trong máu, có thể gây tổn thương não. Catecholamin sẽ giúp tăng mức độ glucose trong em bé, giữ mức đường trong máu được ổn định cho đến khi sữa mẹ về.



4. Tăng lượng oxy

Trong quá trình sinh nở tự nhiên, thai nhi sẽ được bảo vệ chống lại mức độ thấp của oxy nhờ các kích thích tố căng thẳng. Tuy nhiên, nếu chuyển dạ được gây ra bởi một số loại thuốc kích thích sẽ khiến oxytocin trên tử cung gây ra các cơn co thắt quá mạnh, làm máu và oxy bị cạn kiệt. Trong trường hợp này, thai nhi có thể sẽ bị suy thai ngay trong khi chuyển dạ.

5. Tăng tính gắn kết mẹ - con

Một lợ ích tuyệt vời nữa của phương pháp sinh thường là tăng tính gắn kết mẹ con. Lương catecholamine tăng lên trong quá trình sinh nở sẽ khiến thai nhi ngay sau khi chào đời sẽ mở to mắt nhìn mẹ. Đặc biệt khi được da tiếp da với mẹ. Trẻ sẽ tự tìm đến ti để bú và biết mẹ mình qua giọng nói.

Với trẻ sinh  mổ hoặc dùng các loại thuốc kích thích sinh nở, trẻ có thể bị nhiễm thuốc và buồn ngủ, khiến quá trình bú mẹ sẽ chậm trễ hơn.

Mặc dù sinh thường mang lại nhiều lợi ích tích cực nhưng nếu mẹ gặp vấn đề bất thường hoặc được chỉ định sinh mổ thì cần tuân thủ theo ý kiến chuyên gia hoặc bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Xem thêm: 6 cách giảm đau cho bà bầu khi chuyển dạ

Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2016
6 CÁCH GIẢM ĐAU CHO BÀ BẦU KHI CHUYỂN DẠ

6 CÁCH GIẢM ĐAU CHO BÀ BẦU KHI CHUYỂN DẠ

Các cơn đau co thắt là điều mà các mẹ bầu lo lắng nhất khi chuyển dạ. Dưới đây là những mẹo nhỏ giúp bạn giảm đau, dễ sinh mà không cần phải tiêm thuốc hỗ trợ
1. Thở

Một trong những cách tốt nhất để giảm đau khi sinh là thông qua các bài tập thở. Tốt nhất là tập trung vào nhịp thở mỗi cơn co chuyển dạ.

Khi bắt đầu đau, hít sâu và từ từ thở ra, thật thư giãn (hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng). Đừng la hét vì điều đó khiến cổ họng bị thắt chặt, bạn sẽ nhanh mệt hơn.

2. Di chuyển xung quanh

Đi bộ, lắc lư, thay đổi vị trí hoặc ngồi trên một quả bóng cho phụ nữ mang thai. Đi bộ còn khuyến khích thai nhi lọt đúng xuống khung xương chậu của mẹ, việc chuyển dạ sinh nở nhanh chóng hơn. Trong bệnh viện, không ít người mẹ e ngại đi bộ bở họ được chỉ định dùng thuốc giảm đau nhưng bạn có thể thử thay đổi các vị trí như đứng, ngồi xổm, ngồi ở cạnh giường.

Không nhất thiết phải cố đứng thẳng, bạn hãy chọn tư thế nào bạn cảm thấy thoải mái nhất. Bác sĩ có thể hỗ trợ bạn trong những tư thế:
- Đứng tựa người vào chồng.
- Quỳ gối và tựa người vào một chiếc ghế vững chắc.
- Ngồi một lát trên ghế rồi đứng dậy và đi lại.

3. Tắm vòi hoa sen

Nước ấm có thể giúp giảm đau khi chuyển dạ. Cơn đau là căng các cơ trên cơ thể, khiến mẹ bầu khó chịu. Tắm vòi hoa sen với nước âm giúp bạn giảm đau, massage nhẹ nhàng.

4. Massage

Massage là cách tuyệt vời để giảm căng thẳng, lo lắng và kiểm soát các cơn co thắt. Bạn có thể nhờ chồng, người thân massage lưng trong những cơn co hoặc massage tay ở giữa những cơn cơ, giúp thư giãn.

5. Chườm ấm

Chườm ấm giúp giảm căng cơ, vì thế có tác dụng hạn chế cơn đau khi chuyển dạ. Thai phụ có thể chườm lưng, háng bằng một túi hạt thóc hoặc một chai nhựa chứa nước ấm. Túi hạt có thể làm nóng qua lò vi sóng. Chúng sẽ giữ ấm được trong cả giờ đồng hồ hoặc lâu hơn. Với chai nhựa chứa nước, có thể bọc chai nhựa qua một chiếc khăn hoặc vải mềm trước khi chườm.

6. Tưởng tượng đến những gì thú vị

Nếu bạn càng nghĩ nhiều đến cơn đau thì cảm nhận cơn đau càng trầm trọng hơn. Kết hợp với quá trình thở đúng cách, bạn nên giữ tinh thần được thoái mái tối đa, hình dung ra những khung cảnh thiên nhiên yên tĩnh, cánh đồng hoa hay bãi biển thơ mộng chẳng hạn, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn nhiều.


Xem thêm: Địu 4 tư thế
Copyright © 2012 ĐỒ SƠ SINH CHO BÉ All Right Reserved
Designed by Shopdososinh247
Back To Top