Trending
Loading...
  • New Movies
  • Recent Games
  • Tech Review

Recent Post

Hiển thị các bài đăng có nhãn TruocKhiMangThai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn TruocKhiMangThai. Hiển thị tất cả bài đăng
Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019
no image

HỘ NIỆM CHO NGƯỜI NIỆM PHẬT CẦU VÃNG SINH TÂY PHƯƠNG CỰC LẠC

* NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ HỘ NIỆM:

Hộ niệm là một Pháp tu, không phải là Pháp cầu an, cầu siêu, không phải chờ đến lúc lâm chung mới mời đến Ban Hộ Niệm. Hộ Niệm chính là làm cho người bệnh phát khởi đủ Tín - Nguyện - Hạnh.

- Tín: là tin vào Đức Phật A Di Đà, tin vào Đại nguyện của Ngài và tin có cõi Tây Phương Cực Lạc.

- Nguyện: là nguyện cầu vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc, cõi giới của Đức Phật A Di Đà.

- Hạnh: là công phu hành trì (tín nguyện trì danh) niệm Danh hiệu Đức Phật A Di Đà.

Người bệnh có đủ 3 điều trên, vào giây phút lâm chung, niệm được Danh hiệu A Di Đà Phật, thì nhất định được Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc an vui, một đời thoát khỏi luân hồi sinh tử, một đời lên ngôi Bất thoái thành Phật.

Vậy,
Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2019
12 LOẠI THỰC PHẨM GIÚP BẠN SINH CON TRAI

12 LOẠI THỰC PHẨM GIÚP BẠN SINH CON TRAI

Dưới đây liệt kê 12 thực phẩm giúp bạn tăng khả năng sinh con trai:

1. Chuối:
- Chuối có tỷ lệ kali cao.
- Kali giúp tinh trùng Y sống lâu hơn và tăng khả năng gặp được trứng. Ăn 2 trái chuối mỗi ngày để tăng khả năng sinh con trai nhé.

2. Ăn ngũ cốc mỗi buổi sáng:
- Tinh trùng Y cần rất nhiều chất dinh dưỡng để tồn tại lâu hơn trong cơ thể người phụ nữ.
- Do đó, bạn phải ăn ngũ cốc mỗi ngày để tăng cơ hội sinh con trai.

3. Nấm:
- Nấm có chứa vitamin D, đây là một yếu tố quan trọng giúp duy trì sức khỏe của tinh trùng.
- Ngoài ra, nấm còn chứa kali giúp tăng khả năng sinh con trai.


4. Quả có họ cam chanh:
- Những trái này có hàm lượng vitamin C cao giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Ngoài ra, những trái này còn giúp tạo môi trường kiềm thuận lợi cho tinh trùng Y.
- Một số quả họ cam chanh như: cam, quýt, chanh, bưởi.

5. Thực phẩm chứa nhiều tinh bột:
- Những món ăn chứa nhiều tinh bột sẽ giúp tăng khả năng sinh con trai.
- Bạn hãy ăn nhiều cơm và khoai tây mỗi ngày để tăng calo và duy trì cân nặng.

6. Hải sản:
- Hải sản chứa nhiều kẽm làm tăng tốc độ sản xuất tinh trùng.
- Số lượng tinh trùng tăng giúp khả năng sinh con trai.

7. Những món mặn:
- Muối chứa hàm lượng natri và kali rất cao. Cả hai chất khoáng đều rất hữu ích nếu bạn muốn sinh con trai.
- Bạn hãy ăn nhiều món mặn như: xúc xích, dưa chua và bánh quy giòn. Ngoài ra, khi ăn trái cây, bạn cũng có thể rắc thêm một ít muối.
- Tuy nhiên, sau khi sinh, bạn nên ăn ít muối lại vì muối sẽ làm tăng huyết áp.

8. Cà chua:
- Cà chua giúp cân bằng lượng natri, kali trong cơ thể cũng như cung cấp nhiều vitamin C.
- Những điều này sẽ giúp duy trì độ pH của âm đạo để tăng khả năng sinh con trai.

9. Dưa chua:
- Dưa chua là một món ăn yêu thích của nhiều phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng ăn nhiều dưa chua cũng làm tăng cơ hội sinh con trai đấy.
- Dưa chua chứa một lượng natri và kali rất cao. Do đó, hãy tăng thêm một ít khẩu phần dưa chua mỗi ngày để tăng khả năng sinh bé trai.

10. Trái cây và rau:
- Trái cây là nguồn kali tự nhiên, giống như ngũ cốc nguyên hạt.
- Ăn nhiều trái cây giàu kali như dưa hấu sẽ giúp dễ thụ thai bé trai.
- Những loại rau củ như khoai tây, rau bó xôi, đậu và bí cũng tăng khả năng sinh con trai.

11. Hạt bí:
- Hạt bí chứa nhiều axit béo như omega-3 và kẽm.
- Omega-3 hỗ trợ hệ tim mạch và tăng cường khả năng lưu thông máu.
- Với nam giới, ăn hạt bí nhiều sẽ làm tăng lưu thông máu cho cơ quan sinh dục, giúp hệ sinh sản khỏe mạnh.
- Với nữ giới, ăn hạt bí nhiều sẽ làm cho môi trường âm đạo phù hợp với tinh trùng Y hơn.
- Ngoài ra, hạt bí còn chứa nhiều kẽm, đây là một yếu tố quan trọng giúp bạn sinh con trai.

12. Măng tây:
- Măng tây chứa các khoáng chất quan trọng như vitamin D, B12, C và kali. Các khoáng chất này hỗ trợ rất nhiều cho tinh trùng Y để tồn tại lâu hơn trong cơ thể người phụ nữ.
- Bổ sung nhiều kali mỗi ngày sẽ giúp bạn tăng khả năng sinh con trai. Măng tây là một nguồn cung cấp kali tuyệt vời, do đó hãy ăn nhiều món này nhé.
- Ngoài măng tây, bạn nên ăn một số thực phẩm giàu kali như: khoai tây, táo, bít tết, chuối và hạnh nhân.

Xem thêm bài viết tại đây:
Canxi hóa bánh nhau: Hiện tượng thai kỳ mẹ bầu cần biết
Cách chữa trị hiệu quả cảm cúm cho mẹ bầu
BÍ QUYẾT ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG SINH CON TRAI THEO Ý MUỐN

BÍ QUYẾT ĐỂ TĂNG KHẢ NĂNG SINH CON TRAI THEO Ý MUỐN

Nếu bạn đang mơ ước có một bé trai dễ thương, hãy làm theo một số hướng dẫn dưới đây để tăng khả năng sinh con trai:

1. Tư thế giao hợp:
- Phương pháp Shettles nói rằng để tăng khả năng sinh con trai, bạn nên thực hiện những tư thế cho phép "cậu bé" thâm nhập vào bên trong "cô bé" sâu nhất để giúp tinh trùng tiến gần đến cổ tử cung hơn.
- Ngoài ra, điều này còn giúp kéo gần lại khoảng cách để tinh trùng gặp được trứng. Tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y thường có vòng đời ngắn hơn nhưng lại di chuyển nhanh hơn tinh trùng X, do đó điều này sẽ đảm bảo rằng tinh trùng Y dễ dàng gặp được trứng trước khi chết.

2. Tính ngày rụng trứng:
- Chọn thời điểm quan hệ thích hợp, tính toán chính xác ngày sẽ giúp bạn tăng tỷ lệ sinh con trai.
- Bạn nên giao hợp sau ngày rụng trứng một ngày. Vì chất nhầy cổ tử cung trong thời gian rụng trứng thường mang tính axit, điều này không có lợi cho tinh trùng Y.
- Cách tính ngày rụng trứng hiệu quả, bạn có thể sử dụng cặp nhiệt độ, que thử hoặc siêu âm canh noãn.

3. Tăng tính kiềm của âm đạo:
- Tinh trùng mang nhiễm sắc thể Y thường khó sống được trong môi trường có tính axit. Do đó, hãy tăng tính kiềm của âm đạo để tăng cơ hội sinh con trai.
- Bạn có thực hiện điều này bằng cách thay đổi chế độ ăn. Ăn nhiều thực phẩm chứa natri và kali.
- Bạn nên thường xuyên theo dõi độ pH của âm đạo.

4. Cho chồng bận đồ lót thoải mái:
- Thông thường, quần áo ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất tinh trùng.
- Nếu đàn ông mặc đồ lót quá bó và không thoải mái thì tỷ lệ sản xuất tinh trùng sẽ giảm bớt và cản trở quá trình sinh sản.
- Do đó, hãy cho chồng bạn bận đồ lót rộng rãi và thoáng mát nhé.

5. Chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng:
- Bạn nên quan tâm đến chế độ ăn mỗi ngày của bản thân. Tránh những món ăn khiến cơ thể bạn tăng tính axit. Nếu tính axit cao thì tinh trùng Y sẽ không thể sống sót.
- Bạn nên tránh ăn những món ăn cay.
- Tránh các món ăn làm từ sữa như phô mai, sữa chua...
- Ăn những món ăn chứa nhiều kali như khoai tây, chuối, rau bó xôi và bông cải xanh.

6. Tăng số lượng tinh trùng:
- Phương pháp Shettles nói rằng người đàn ông phải có nhiều tinh trùng mới có nhiều cơ hội sinh con trai.
- Chồng bạn phải hạn chế hút thuốc và uống rượu vì điều này làm giảm tốc độ sản xuất tinh trùng.
- Không dùng ma túy, cocaine vì điều này gây cản trở khả năng thụ thai.
- Ngoài ra, chồng bạn cũng nên tránh các hóa chất khi thực hiện hóa trị vì điều này sẽ gây vô sinh.

7. Uống cà phê:
- Khuyến khích chồng bạn uống nhiều cà phê hơn vì điều này giúp tăng khả năng sinh con trai.
- Cà phê cung cấp thêm "năng lượng" cho tinh trùng Y để dễ dàng gặp được trứng, dễ sinh con trai.


Xem thêm bài viết tại đây:
Những điều cần tránh khi mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Đồ uống tốt cho bà bầu mùa nắng nóng.
Canxi hóa bánh nhau: Hiện tượng thai kỳ mẹ bầu cần biết

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2018
Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018
BÍ QUYẾT SINH CON TRAI THEO Ý MUỐN

BÍ QUYẾT SINH CON TRAI THEO Ý MUỐN

MỌI NGƯỜI CHÚ Ý NHÉ: TẤT CẢ CHỈ LÀ MANG TÍNH CHẤT THAM KHẢO CHỨ KHÔNG PHẢI ĐÚNG HOÀN TOÀN. VÌ TÙY MỖI NGƯỜI MỘT CÁCH NGHĨ, AI QUAN TÂM THỰC SỰ THÌ HÃY ĐỌC VÀ CHIA SẺ CẢM NGHĨ CỦA MÌNH NHÉ, AI CÓ KINH NGHIỆM THÌ CHIA SẺ ĐỂ MỌI NGƯỜI CÙNG BIẾT NỮA NHÉ.


Qua 6 tháng thai kỳ, lần nào siêu âm cũng cho một kết luận: "Giống bố". Mình thấy vấn đề này luôn được nhiều người quan tâm và cũng nhiều người hỏi kinh nghiệm của mình, mình đã chia sẻ ở trong bài viết rất nhiều rồi nên mọi người khi muốn tìm hiểu thì chịu khó đọc hết các commnet nhé, vì nó không chỉ có kinh nghiệm của mình mà còn có kinh nghiệm của rất nhiều các mẹ khác nữa.

Ngoài ra, bí quyết thành công của mình, mình sẽ đăng luôn thông tin lên đây để mọi người dễ đọc ạ, cũng là để mọi người đỡ phải hỏi đi hỏi lại nhiều cùng một thông tin nhé! (Mình chỉ nêu cơ bản thôi nhé!)



1. Về thuốc bắc: Mình lấy thuốc của ông Nguyễn Duy Đường ở Đông Bích, Đông Thọ, Yên Phong, Bắc Ninh. Đến lấy thuốc các mẹ nên lấy khi vừa hết chu kỳ kinh, uống thuốc này thường phải uống trong vòng 1 tháng liên tục trước khi dự định có bầu.

Ngoài ra còn có các địa chỉ nổi tiếng khác như:
- Ông Khang ở Đại Lâm, Tam Đa, Yên Phong, Bắc Ninh: 0913.341.102.
- Cụ Xóa ở Thôn Phù Ninh, Thanh Vân, Tam Dương, Vĩnh Phúc: 01686.859.858.
- Ông lang Nguyễn Duy Hợp, vợ là Chuyên - Thuận Thành, Bắc Ninh.

2. Thuốc tây:
- Chồng:
Bổ gan: Ngày 2 viên
Bổ thận: Ngày 2 viên
Provit: Ngày 1 viên
Vitamin E: Ngày 2 viên
Hàu: Ngày 2 viên

- Vợ:
Kali: Ngày 1 viên
Kẽm: Ngày 2 viên
Vitamin E: Ngày 1 viên.

Các mẹ nên cho chồng uống tinh chất hàu càng sớm càng tốt nhé. Còn kali, mình  uống vào tháng dự định có bầu, chỉ uống ngày 1 viên, tối đa là uống 30 viên cho đến ngày có bầu thôi nhé, nếu không dễ bị thừa kali đó. Kali mình ra hiệu thuốc tự mua 26k/vỉ Kaleroid.

3. Tạo môi trường kiềm: Là rửa muối Nabica hoặc nước lá tía tô trước khi tiến hành xxx thụ thai. Để làm điều này, các mẹ phải theo dõi chu kỳ của mình trong ít nhất 3 tháng để đoán biết ngày rụng trứng. Có thể dùng que thử rụng trứng để xác định nhé. Mình thì thử que thử rụng trứng trong 2 tháng liền, ngày nào thử mình đều dán vào giấy lưu lại để so sánh.

4. Chế độ ăn uống: Mình tập trung cho chồng ăn vào tháng dự định sẽ có bầu (trong vòng 16 ngày kể từ ngày bắt đầu chu kỳ kinh của mình). Tập trung cho chồng ăn thịt bò, giá, và cá biển. Kiêng tuyệt đối đậu phụ, trứng, sữa và các chất kích thích khác.

=================================================================

Mẹ nào có kinh nghiệm khác thì chia sẻ cùng cho các mẹ khác cùng học nhé. Mẹ nào không quan tâm thì bỏ qua nhé!

1. Ăn uồng (thực hiện khoảng từ 3 tháng).

- Chồng:
Ăn thịt bò, gà, chó, hải sản (đặc biệt là hàu thì 1-2 bữa/tuần nhé) Rau quả, giá đỗ, chuối...
Kiêng bia rượu (hạn chế tối đa), thuốc lá (cấm tuyệt đối càng tốt), không ăn đậu phụ.
Bổ sung: Vitamin C, kẽm (mua ở hiệu thuốc).

- Vợ:
Ăn thịt, rau, củ quả, uống sữa đậu nành, chuối, sầu riêng, ngũ cốc...
Kiêng sữa các loại, hải sản (ăn ít cũng được).
Bổ sung: Vitamin E, C và rửa bằng muối natri cacbonat loãng trước khi thụ thai.
Riêng mình thì uống thêm thuốc nam (tác dụng dễ thụ thai, tạo môi trường kiềm, giúp trứng phát triển.



2. Canh trứng: (Có thể canh tại nhà hoặc theo bác sĩ). Kinh nghiệm của mình là tự canh tại nhà vì theo bác sĩ không chủ động và hay bị tâm lý. Mà đã tâm lý thì trứng có thể không rụng nên không có bầu được. Ok. Những mẹ kinh không đều sẽ khó khăn hơn.

- Canh trứng từ ngày thứ 9 của chu kỳ kinh (ngày có kinh đầu tiên tính là ngày thứ 1 các mẹ nhé).
- Mỗi ngày 1 lần vào sau 8 giờ sáng. Tức là 9 giờ sáng nay thì 9 giờ sáng mai lại thử.
- Đến ngày thứ 12 thì các mẹ nên chú ý thử nhiều hơn (có thể 2, 3 lần nếu thấy vạch phía trên đỏ đậm).
- Hôm nào các mẹ thấy 2 vạch đỏ gần bằng nhau (tức là có thể ngày 12, 13, 14, 15 tùy vào chu kỳ của các mẹ) thì hôm đó thử nhiều lần (2 tiếng 1 lần thử). Thấy 2 vạch đỏ chót thì tối hôm đó xxx nhé.

* Chú ý đặc biệt quan trọng: Các mẹ phải có lịch sinh hoạt với chồng cách hôm xxx (hôm rụng trứng) từ 4-5 ngày và phải dùng biện pháp nhé, đừng có thả bừa.

* Chú ý nữa để kịp nước rút nè: Trước khi hai vợ chồng xxx thì chồng uống cốc cà phê (cách lúc xxx khoảng 30 phút đến 1 tiếng). Vợ thì pha nước muối natri cacbonat loãng (tỷ lệ 1 gói muối: 500ml nước), ngồi vào chậu nước đó ngâm 10 phút. Hoắc có thể ngâm bằng nước lá tía đô (đã xay và lọc lấy nước). Có thể dùng xilanh đã bỏ đầu kim tiêm để bơm vào vài lần.

* Cuối cùng là bật nhạc du dương và hai ta đưa nhau lên thiên đường ngắm sao (ngắm nhau sau 11 giờ đêm hoặc sáng sớm càng tốt). 

=======================================================================

Bơm nước muối Nabica vào âm đạo:

Chỉ bơm vào đúng ngày hành động, không được bơm vào các ngày khác vì không có tác dụng mà lại đổi môi trường âm đạo lâu dài dễ gây viêm nhiễm, nguy hiểm.

1. Nước tiêu muối:
Tên gọi: thuốc tiêu muối, baking soda, thuốc muối chữa dạ dày.
Công dụng: chữa đau dạ dày.
Tên hóa học: 1-Natri bicarbonat 2-Natri hydocarbonat 3-Bicarbonat natri
Công thức: NaHCO3.
Thụt rửa sâu âm đạo bằng dung dịch kiềm nhẹ trước khi giao hợp 1 giờ.
Cách pha: 2/3 thìa cà phê = 9gr hòa trong 1 lít nước chín đun sôi để nguội.
Chú ý: Pha cho đúng nồng độ (không pha nhiều hơn, làm chết tinh trùng).
Nếu nữ đã ăn mặn rồi/ đạt cực khoái 1/2 thìa hoặc không cần bơm nữa. 
Nếu nữ bị viêm nhẹ hoặc ăn quá chua: pha 1 thìa.



2. Lá tía tô:
Nếu không mua được thuốc muối, mua lá tía tô luộc chín lấy nước bơm vào âm đạo (Dùng: 1 lạng lá)
Cách rửa:
Dùng bơm tiêm thông thường, bỏ kim ra, hút đầy, cho vào âm đạo sâu ngập ống tiêm, xịt khoảng 5 lần.

- Do tư thế bơm (nằm hoặc ngồi) nước muối sẽ chảy ngược ra chứ không chảy vào trong, không thấm vào âm đạo. Do vậy, việc bơm thuốc muối vào âm đạo chỉ có tác dụng nhỏ đổi với việc diệt tinh trùng X. Như việc bước nhanh qua vũng nước ngập, không đủ ướt chân.
- Một số bác sĩ cho uống thuốc muối hoặc uống tạo môi trường kiềm. Đặt viên thuốc tại âm đạo tạo môi trường kiềm, không có nhiều tác dụng.

=======================================================================

Cách canh trứng đúng và hiệu quả nhất:

Trước khi nói về canh trứng thì mình muốn chia sẻ với các mẹ: Muốn có con trai thì cần rất nhiều yếu tố để tạo thành. Nhưng theo quan điểm của mình, có 3 yếu tố chính:

1. Chất lượng tinh trùng.
2. Môi trường âm đạo.
3. Thời điểm sinh hoạt (thời điểm rụng trứng).

Ngoài ra còn 1 số yếu tố: tâm lý, số phận... là những yếu tố nhỏ hơn.

Cách soi trứng: Tự soi hoặc theo bác sĩ hoặc kết hợp cả 2 nhé.

* Cách 1: Canh theo bác sĩ.
- Ưu điểm: Biết được kích thước trứng và niêm mạc theo máy đo. Được bác sĩ chỉ dẫn và chỉ định ngày sinh hoạt.
- Nhược điểm: Tốn kém kinh tế hơn que thử, tâm lý căng thẳng khó thụ thai, không theo sát được đúng thời điểm rụng trứng. Đây là nguyên nhân mà mình theo bác si 7 tháng mà tạch. Vậy nên không khuyên các mẹ theo bác sĩ hoàn toàn nhé. 
Có nhiều mẹ nói: Hôm trước bác sĩ bảo chưa rụng, hôm sau đến rụng mất từ bao giờ và không thụ thai được nữa. 
Lý do: Chiều nay siêu âm trứng rất đẹp. Nhưng chưa rụng. Bác sĩ thường hẹn các mom chiều mai đến siêu âm tiếp. Nhưng thực tế. Có mẹ về thi sau vài tiếng đã rụng rồi. Nên hôm sau đến siêu âm trứng đã rụng từ lâu. Bác sĩ chỉ định tối về xxx. Nhưng tính từ lúc trứng rụng thì đã quá 24 giờ. Vậy nên chúng ta vẫn "TẠCH" là thế đấy ạ. Vì mình đã tìm hiểu kỹ và được biết. Sau thời gian xxx thì tinh trùng còn mất thời gian từ 4-6 tiếng mới vào được để gặp trứng. Chứ không phải sinh hoạt cái gặp được ngay các mom nhé.

Vậy nên để đạt hiệu quả cao nhất thì các mom xxx vào thời điểm trước và sau rụng trứng (6-12 giờ), hoặc đúng thời điểm rụng trứng thì kết quả cao nhất nhé.
Vậy nên chỉ có chúng ta mới quyết định được thời điểm ấy chuẩn nhất bằng cách tự canh trứng.

* Cách 2: Tự canh trứng.
- Ưu điểm: Kinh tế, thuận lợi, không tốn thời gian, tâm lý thoải mái.
- Nhược điểm: Nhiều mom không biết cách soi nên soi không đúng ngày. Thử que quá muộn nên không biết được thời gian rụng trứng. Không biết được trứng phát triển tốt hay không.

* Cách 3: Tự canh và kết hợp soi trứng theo bác sĩ (cách này hiệu quả nhất).
- Cách canh trứng: Canh từ ngày thứ 10 trở đi. Mỗi ngày canh 1 lần băng que thử. Và thử vào cùng 1 thời điểm.
- Đến ngày que báo vạch dưới gần đậm. Các mom nên đi siêu âm 1 lần. Để biết kích thước trứng và niêm mạc.
- Bác sĩ sẽ thông báo kích thước và dự tính vài ngày rụng trứng để ta nắm được.
- Tiếp tục hôm sau thử que.
- Đến ngày vạch dưới đậm bằng vạch trên: Mom sẽ thử liên tục 2-3 que/ngày.
- Theo dõi thân nhiệt và dịch âm đạo: Chúng ta sẽ quyết định giờ sinh hoạt theo thời gian mà chúng ta sắp xếp được một cách chuẩn nhất.
- Nếu đã là tính con trai và đã xác định chuẩn thời điểm rụng trứng thì khi xxx chúng ta thực hiện 1 lần duy nhất nhé.
- Sau khi đã xxx khoảng 12 giờ. Đi siêu âm lại 1 lần để biết chắc chắn trứng đã rụng chưa các mom nhé.
- Chú ý khi xxx tâm lý 2 vợ chồng thoải mái. Cùng giúp nhau lên đỉnh thì tỷ lệ thành công sẽ rất rất cao. Chú ý thêm về tạo môi trường kiềm trước sinh hoạt 1 tiếng các mom nhé. Cho chồng làm tách cà phê trước 30 phút - 1 tiếng nhé.

* Tùy chu kỳ dài hay ngắn mà các mom canh cho chuẩn. Mỗi người có thể trạng khác nhau. Nên tự xác định khoảng rụng trứng để giữ tinh trùng 5-7 ngày trước hôm sinh hoạt nhé.

=======================================================================

1. Canh theo bác sĩ đúng rụng trứng vẫn tạch:
- Lý do 1: Các bạn quá căng thẳng. Tạo áp lực cho chính bản thân nên không thể thụ thai.
- Lý do 2: Bạn ngâm kiềm quá đặc hoặc quá sát giờ sinh hoạt gây rát âm đạo, bạn không đạt đỉnh cũng khó thụ thai.
- Lý do 3: Anh xã của bạn tinh trùng yếu. (Không có Y, mà X bị kiềm tiêu diệt nên tạch).
- Lý do 4: Bác sĩ chỉ định xa giờ rụng trứng. Cái này là lý do lớn nhất.

Bởi vậy, khuyên tất cả các bạn hãy tự canh trứng, tự lắng nghe thay đổi của cơ thể (rụng trứng sẽ tức bụng và nhiều dịch nhầy như lòng trắng trứng gà). Kết hợp với soi 1,2 lần để biết kích thước trứng. Tự quyết định thời gian sinh hoạt với tâm lý thoải mái, là các bạn sẽ đón zai yêu.

2. Canh bác sĩ đúng rụng trứng mà vẫn ra gái:
- Lý do 1: Vợ chồng các bạn có thể chưa ăn uống bỏ sung đủ thời gian cần thiết để tinh trùng của chồng khỏe, niêm mạc vợ tốt.
Chồng tinh trùng yếu, đúng rụng trứng vẫn gái nhé. Nên phải có kế hoạch bổ sung ăn uống cho chồng.
- Lý do 2: Vợ môi trường axit mạnh, Diệt hết Y, Gặp X nên gái.

Tóm lại là muốn được zai yêu:
1. Tinh trùng khỏe.
2. Môi trường âm đạo tốt (Kiềm).
3. XXX sát thời điểm rụng trứng.
4. Tâm lý tốt để cùng đạt đỉnh.




Thứ Sáu, 27 tháng 10, 2017
Ý nghĩa 25 chỉ số xét nghiệm sinh hóa

Ý nghĩa 25 chỉ số xét nghiệm sinh hóa

1. Tên xét nghiệm: Ure máu
Chỉ định: Các bệnh lý về thận, kiểm tra chức năng thận trước phẫu thuật, can thiệp, kiểm tra sức khỏe định kỳ...
Trị số bình thường: 2,5 - 7,5 mmol/l
Ure tăng cao trong các trường hợp: Suy thận, thiểu niệu, vô niệu, tắc nghẽn đường niệu, chế độ ăn nhiều protein...
Ure thấp trong các trường hợp: Suy gan làm giảm tổng hợp ure, chế độ ăn nghèo protein, truyền nhiều dịch...
Cách lấy mẫu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.



2. Tên xét nghiệm: Creatinin máu
Chỉ định: Các bệnh lý về thận, các bệnh lý ở cơ, kiểm tra trước phẫu thuật, can thiệp...
Nhằm mục đích đánh giá chức năng thận, mức độ suy thận
Trị số bình thường:
Nam: 62 - 120 mmol/l
Nữ: 53 - 100 mmol/l
Creatinin tăng cao trong các trường hợp: Suy thận cấp và mãn, bí tiểu tiện, bệnh to đầu ngón, tăng bạch cầu, cường giáp, Goutte...
Creatinin giảm gặp trong các trường hợp: có thai, dùng thuốc chống động kinh, bệnh teo cơ cấp và mãn tính...
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

3. Tên xét nghiệm: Đường máu
Chỉ định: Nghi ngờ tiểu đường, kiểm tra trước phẫu thuật, can thiệp, đang điều trị cocticoid, đánh giá hiệu quả và điều chỉnh liều thuốc ở bệnh nhân đang điều trị tiểu đường, kiểm tra sức khỏe định kỳ...
Trị số bình thường: 3,9 - 6,4 mmol/l
Đường máu tăng cao gặp trong các trường hợp: Tiểu đường do tụy, cường giáp, cường tuyến yên, điều trị cocticoid, bệnh gan, giảm kali máu...
Đường máu giảm gặp trong các trường hợp: hạ đường huyết do chế độ ăn, do sử dụng thuốc hạ đường huyết quá liều, suy vỏ thượng thận, suy giáp, nhược năng tuyến yên, bệnh gan nặng, nghiện rượu, bệnh Addinson...
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
Chú ý: Lấy máu lúc đói và chuyển máu xuống khoa xét nghiệm chậm nhất là 30 phút sau khi lấy máu.

4. Tên xét nghiệm: HbA1-C
Ý nghĩa và chỉ định: Nồng độ HbA1 C phản ánh tình trạng đường máu trong khoảng 2-3 tháng trước khi lấy máu xét nghiệm (xét nghiệm định lượng Glucose máu chỉ nói lên được hàm lượng đường tại thời điểm lấy máu làm xét nghiệm). Vì vậy HbA1 C được coi là thông số có giá trị để chẩn đoán và theo dõi điều trị tiểu đường.
Chỉ định: Nghi ngờ tiểu đường, những trường hợp cần kiểm soát đường máu, nhất là những bệnh nhân tiểu đường khó kiểm soát.
Trị số bình thường: 4 - 6%
HbA1-C tăng trong các trường hợp: Bệnh tiểu đường, bệnh tiểu đường khó kiểm soát.
HbA1-C tăng giả tạo trong các trường hợp: Ure máu cao, thalassemia.
HbA1-C giảm giả tạo trong các trường hợp: Thiếu máu, huyết tán, mất máu.
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 1ml máu tĩnh mạch chống đông EDTA.

5. Tên xét nghiệm: Acid Uric máu
Chỉ định: Nghi ngờ bệnh Goutte, bệnh thận, bệnh khớp, theo dõi hiệu quả điều trị bệnh Goutte...
Trị số bình thường:
Nam: 180 - 420 mmol/l
Nữ: 150 - 360 mmol/l
Acid uric tăng cao trong nhiều trường hợp: thường gặp nhất là bệnh Goutte, leucemie, đa hồng cầu, suy thận, ung thư, tăng bạch cầu đơn nhân, nhiễm trùng nặng, bệnh vẩy nến...
Acid uric giảm gặp trong các trường hợp: có thai, bệnh wilsson, hội chứng Fanconi...
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

6. Tên xét nghiệm: SGOT (ALAT)
Ý nghĩa: SGOT là men xúc tác phản ứng trao đổi nhóm amin. GOT không những ở bào tương (khoảng 30%) mà nó còn có mặt ở ty thể của tế bào (khoảng 70%). Nồng độ men SGOT phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan, cơ tim.
Chỉ định: Viêm gan, nhồi máu cơ tim, viêm cơ, tai biến mạch máu não...
Trị số bình thường ≤ 40 U/I
SGOT tăng cao trong các trường hợp: Viêm gan cấp do virus hoặc do thuốc, tan máu, viêm gan do rượu, nhồi máu cơ tim, viêm cơ...
Lưu ý trong các trường hợp tế bào hồng cầu bị vỡ thì SGOT tăng rất cao.
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

7. Tên xét nghiệm: SGPT (ASAT)
Ý nghĩa: SGPT là men chỉ có trong bào tương của tế bào gan. Nồng độ SGPT phản ánh tình trạng tổn thương tế bào gan do viêm.
Chỉ định: Viêm gan (cấp, mãn), nhũn não...
Trị số bình thường ≤ 40 U/I
SGPT tăng cao gặp trong các trường hợp viêm gan, nhũn não.
Nếu SGPT >>> SGOT: Chứng tỏ có tổn thương nông, cấp tính trên diện rộng của tế bào gan.
Nếu SGOT >>> SGPT chứng tỏ tổn thương sâu đến lớp dưới tế bào (ty thể)
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

8. Tên xét nghiệm: GGT (Gama Glutamyl Transferase)
Chỉ định: Các bệnh lý gan mật.
Trị số bình thường:
Nam ≤ 45 U/I
Nữ ≤ 30 U/I
GGT tăng cao trong các trường hợp: Nghiện rượu, viêm gan do rượu, ung thư lan tỏa, xơ gan, tắc mật...
GGT tăng nhẹ trong các trường hợp: Viêm tụy, béo phì, do dùng thuốc...
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 2ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

9. Tên xét nghiệm: ALP (phosphatase kiềm)
Chỉ định: Bệnh xương, bệnh gan mật.
Trị số bình thường: 90 - 280 U/I
ALP tăng rất cao trong các trường hợp: Tắc mật, ung thư lan tỏa.
ALP cũng tăng trong các trường hợp: Viêm xương, bệnh Paget (viêm xương biến dạng), ung thư xương tạo cốt bào, nhuyễn xương, còi xương. Vàng da tắc mật, viêm gan thứ phát (sau tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn, bệnh Hodgkin, dùng thuốc tiểu đường, thuốc điều trị huyết áp...)
ALP giảm trong các trường hợp: Thiếu máu ác tính, suy cận giáp, thiếu vitamin C, dùng thuốc giảm mỡ máu...
Mẫu máu: 2ml không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
Tên xét nghiệm: Bilirubin máu.
Chỉ định: Các trường hợp vàng da do bệnh gan mật, tụy, tan máu.
Trị số bình thường: Bilirubin toàn phần ≤ 17,0 mmol/l
Bilirubin trực tiếp  4,3 mmol/l
Bilirubin gián tiếp ≤ 12,7 mmol/l
Bilirubin toàn phần tăng cao trong các trường hợp: Vàng da do nguyên nhân trước gan (tan máu), trong gan (viêm gan), sau gan (sỏi ống mật chủ, u đầu tụy...)
Bilirubin trực tiếp tăng trong các trường hợp: Tắc mật, viêm gan cấp, ung thư đầu tụy...
Bilirubin gián tiếp tăng trong: Thalassemia, tan máu, vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh...
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

10. Tên xét nghiệm: Protein toàn phần
Chỉ định: Đa u tủy xương, bệnh gan (xơ gan, viêm gan...), bệnh thận (hội chứng thận hư nhiễm mỡ, viêm cầu thận...), suy kiệt, kiểm tra sức khỏe định kỳ...
Trị số bình thường: 65 - 82 g/l.
Protein tăng trong các bệnh lý: Đa u tủy (Kahler), bệnh Waldenstrom, thiểu năng vỏ thượng thận... Ngoài ra có thể gặp protein máu tăng trong các trường hợp cô đặc máu: sốt kéo dài, ỉa chảy nặng, nôn nhiều...
Protein giảm trong các trường hợp: Thận hư nhiễm mỡ, xơ gan, ưu năng giáp nhiễm độc, suy dinh dưỡng... ngoài ra, có thể gặp giảm protein máu do pha loãng máu (nhiễm độc nước, truyền dịch quá nhiều...)
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

11. Tên xét nghiệm: Albumin máu
Chỉ định: Đa u tủy xương, bệnh gan (xơ gan, viêm gan...), bệnh thận (hội chứng thận hư, nhiễm mỡ, viêm cầu thận...) suy  kiệt...
Trị số bình thường: 35 - 55 g/l
Albumin tăng thường ít gặp: Shock, mất nước...
Albumin giảm thường gặp trong các trường hợp: Xơ gan, suy dinh dưỡng, hội chứng thận hư, viêm cầu thận, đa u tủy (Kahler), Waldenstrom...
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

12. Tên xét nghiệm: Chỉ số A/G
Chỉ định: Đa u tủy, xơ gan, việm thận cấp, thận hư nhiễm mỡ...
Trị số bình thường: 1,2 - 2,2
A/G < 1 do tăng globulin, do giảm Albumin hoặc phối hợp cả 2:
- Giảm albumin: do thiếu dinh dưỡng, ung thư, lao, suy gan...
- Tăng globulin: Đa u tủy xương, bệnh collagen, nhiễm khuẩn...
- Đồng thời giảm albumin và tăng globulin: Xơ gan, viêm thận cấp, thận hư nhiễm mỡ, đau tủy xương...
Mẫu máu: Mấu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

13. Tên xét nghiệm: Định lượng B2M (B2 Microglobulin)
Ý nghĩa: B2M do các tế bào lympho, tương bào sản sinh và có trên bề mặt các tế bào này. Định lượng B2M góp phần  phân loại, tiên lượng, theo dõi hiệu quả điều trị bệnh đa u tủy xương, u lympho.
Chỉ định: Bệnh đa u tủy xương, u lympho
Trị số bình thường: 0,8 - 2,2 mg/l
B2M tăng trong các trường hợp nhiễm trùng mãn tính, suy giảm chức năng thận, các bệnh ác tính. Đặc biệt, B2M tăng cao ở bệnh nhân đa u tủy xương, u lympho.
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

14. Tên xét nghiệm: Cholesterol toàn phần.
Chỉ định: Rối loạn mỡ máu, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, hội chứng thận hư, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho những người trên 40 tuổi, những người béo phì...
Trị số bình thường: 3,9 - 5,2 mmol/l.
Cholesterol tăng trong các trường hợp: rối loạn lipid máu nguyên phát hoặc thứ phát, vữa xơ động mạch, hội chứng thận hư, vàng da tắc mật ngoài gan, bệnh vảy nến...
Cholesterol giảm trong các trường hợp: hấp thu kém, suy kiệt, ung thư, biếng ăn...
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

15. Tên xét nghiệm: Triglycerid
Chỉ định: Rối loạn mỡ máu, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, hội chứng thận hư, u vàng, viêm tụy, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho những người trên 40 tuổi, những người béo phì...
Trị số bình thường: 0,5 - 2,29 mmol/l.
Triglycerid tăng trong các trường hợp: Vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, hội chứng thận hư, bệnh béo phì, đái tháo đường...
Triglycerid giảm trong các trường hợp: xơ gan, hội chứng kém hấp thu, suy kiệt, cường tuyến giáp...
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

16. Tên xét nghiệm: HDL-C
Chỉ định: Rối loạn mỡ máu, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, kiểm tra sức khỏe định kỳ cho những người trên 40 tuổi...
Trị số bình thường:  0,9 mmol/l.
HDL-C tăng: ít nguy cơ gây vữa xơ động mạch.
HDL-C giảm: dễ có nguy cơ gây vữa xơ động mạch, hay gặp trong các trường hợp rối loạn mỡ máu, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, cơn đau thắt ngực...
Người ta thường chú ý tới tỉ số CHOLESTEROL TOÀN PHẦN/HDL-C. Tỉ số này tốt nhất là <4, tỉ số này càng cao thì khả năng vữa xơ động mạch càng nhiều.
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

17. Tên xét nghiệm: LDL-C
Chỉ định: Rối loạn mỡ máu, vữa xơ động mạch, tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường...
Trị số bình thường: <=3,4mmol/l
LDL-C càng cao, nguy cơ bị vữa xơ động mạch càng lớn.
LDL-C tăng trong các trường hợp: Vữa xơ động mạch, rối loạn lipid máu, bệnh béo phì...
LDL-C giảm trong các trường hợp: Xơ gan, hội chứng kém hấp thu, suy kiệt, cường tuyến giáp...
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

18. Tên xét nghiệm: Canxi toàn phần
Chỉ định: Đa u tủy, loãng xương, còi xương, dùng thuốc lợi tiểu Diazit kéo dài...
Trị số bình thường: 2,2 - 2,7 mmol/l
Canxi toàn phần tăng trong các trường hợp: Loãng xương, đa u tủy, cường phó giáp trạng, bệnh Paget, cường giáp, dùng lợi tiểu Diazit...
Canxi toàn phần giảm trong các trường hợp: Thiếu vitamin D, còi xương, thiểu năng giáp, suy thận, một số trường hợp không đáp ứng với vitamin D, hội chứng thận hư, các trường hợp giảm Albumin máu, tan máu, viêm tụy cấp, thai nghén...
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin

19. Tên xét nghiệm: Ca++ MÁU
Chỉ định: Đa u tủy, loãng xương, suy thận...
Trị số bình thường: 1,17 - 1,29 mmol/l.
Ca++ tăng trong các trường hợp: Đa u tủy, loãng xương, viêm phổi, giảm phosphat máu, nhiễm độc vitamin D, cường cận giáp tiên phát hoặc thứ phát...
Ca++ giảm trong các trường hợp: Thiểu năng cận giáp, suy thận, bệnh Tetanie, còi xương, các bệnh có giảm Albumin máu...
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

20. Tên xét nghiệm: Sắt trong máu
Chỉ định: Các trường hợp thiếu máu, mất máu cho chảy máu, trĩ, giun móc, thai nghén, nhiễm độc sắt, tan máu...
Trị số bình thường:
Nam: 11 - 27 mmol/l
Nữ: 7 - 26 mmol/l
Sắt tăng trong các trường hợp: tan máu, suy tủy, xơ tủy, rối loạn sinh tủy, xơ gan, nhiễm độc sắt, truyền  máu nhiều lần...
Sắt giảm trong các trường hợp: Thiếu máu thiếu sắt, viêm nhiễm mạn tính, chảy máu kéo dài, ăn kiêng, giảm hấp thu sắt (cắt đoạn ruột, dạ dày...)
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

21. Tên xét nghiệm: Ferritin
Trong cơ thể, sắt được dự trữ dưới dạng Ferritin hoặc sản phẩm được cô đặc dạng bán tinh thể của nó là hemosiderin. Ferritin có TLPT là 440.000 dalton, gồm lớp vỏ protein (Apoferritin) và một lõi Fe+3- hydorxyt-phosphate có khả năng tích trữ và giải phóng sắt theo các nhu cầu sinh lý. Mỗi phân tử Ferritin có thể chứa tới 4.500 nguyên tử sắt, nhưng nó thường chứa dưới 3.000 nguyên tử sắt. Các kênh ở bề mặt apoferrtin cho phép tích trữ và giải phóng sắt. Khi sắt thừa, ferritin có khuynh hướng hình thành các oligomer ổn định và khi có mặt thừa trong các cơ quan dự trữ, nó có thể cô đặc lại dưới dạng bán tinh thể gọi là hemosiderin. Các hemosiderin trong các lysosom có thể nhìn được thấy bằng kính hiển vi và sử dụng để chẩn đoán.
Chỉ định: Những trường hợp thiếu máu, tan máu, các trường hợp cần đánh giá dự trữ sắt của cơ thể.
Trị số bình thường:
Nam giới và nữ giới đã mãn kinh: 16,4 - 323 ng/ml
Phụ nữ ở lứa tuổi sinh đẻ: 6,9 - 282 ng/ml.
Ferritin tăng rất cao trong các trường hợp: Suy tủy, tủy giảm sinh, rối loạn sinh tủy, Hogkin, đa u tủy xương...
Ferritin cũng tăng cao trong các trường hợp: Nhiễm trùng, có khối u mãn tính (tăng giả tạo), truyền khối hồng cầu nhiều lần, tan máu...
Ferritin giảm trong các trường hợp: Thiếu máu thiếu sắt, các bệnh mãn tính, viêm đa khớp, suy thận, các bệnh gây mất máu mãn tính (rong kinh, trĩ, viêm loét đường tiêu hóa, chảy máu dạ dày...) rối loạn hấp thu (do cắt dạ dày, viêm ruột non mãn tính)...
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

22. Tên xét nghiệm: Transferin (Tf), độ bão hòa transferin (Transferin safuration - Tfs) Transferin Receptor hòa tan (TfRS)
Ý nghĩa:
Transferin (Tf)
Sắt được vận chuyển trong huyết tương dưới dạng Fe+3 gắn với transferin và chuyển đến gắn vào các Receptor màng tế bào của các cơ quan đích (TfR), mỗi phân tử Tf có thể gắn tối đa 2 ion sắt. Tf được tổng hợp ở gan, sự tổng hợp được điều hòa bởi nhu cầu sắt của cơ thể.
Nồng độ Tf tăng khi cơ thể có hiện tượng thiếu sắt (nồng độ Ferritin giảm với một sự tăng bù trừ của Tf và độ bão hòa Transferin thấp), thiếu máu nhược sắc, thiếu oxy ở mô, Tf giảm khi cơ thể quá tải sắt, tan máu, những bệnh lý tạo hồng cầu kém, bệnh nhiễm sắc tố sắt, bệnh gan nặng giai đoạn cuối không tổng hợp được Tf... Có thể nói sự tăng hay giảm Tf xảy ra rất sớm, trước khi có biến động về nồng độ sắt và Ferritin trong huyết thanh. Trong điều kiện sinh lý, Transferin luôn có số lượng vượt quá khả năng gắn sắt bình thường, chỉ có khoảng 1/3 các vị trí của transferin bão hòa bởi sắt, sự bỏ trống của khoảng 2/3 các vị trí gắn của Transferin được coi như khả năng gắn sắt tiềm tàng của cơ thể.

Trị số bình thường:
- Nồng độ Transferin: 200 - 360 mg/dl.
Độ bão hòa Transferin (Transferin Saturation = TfS):\
Thông số này đánh giá tình trạng vận chuyển sắt của Transferin. Hằng số gắn của Fe+3 lên Transferin của các loài là khác nhau. Vì vậy khi cơ thể thừa Transferin thì không còn thấy Fe+3 ở trạng thái tự do.
TfS tăng: Quá tải sắt, tan máu, các bệnh tạo hồng cầu kém, bệnh nhiễm sắc tố sắt...
TfS giảm: Thiếu sắt, rối loạn phân bố sắt, rối loạn sử dụng sắt...
Có thể nói rằng: Khi thiếu sắt, độ bão hòa của Tf là chỉ số rất nhạy để đánh giá mức độ thiếu sắt trong cơ thể.
Trong trường hợp thiếu máu mà nguyên nhân do nhiễm sắc thể thì TfS có giá trị hơn Ferritin. Đặc biệt khi điều trị thiếu máu bằng Erythropietin ở những bệnh nhân suy thận, viêm thận mãn thì chỉ hiệu quả khi cung cấp đủ sắt và theo dõi điều trị dựa vào TfS.

Trị số bình thường:
- Tỷ lệ bão hòa Transferin (TfS): 16% - 45%.
Transferin Receptor (TfR) và transferin Receptor hòa tan (STfR).
Bình thường trên màng tế bào (chủ yếu của hệ tạo máu) có một số lượng bình thường các chất nhận Transferin (TfR) ở trạng thái hoạt động, còn phần lớn ở trạng thái chưa hoạt động, chúng chỉ thực sự hoạt động khi bị một loại men proteinase cắt đi một đoạn protein, phần còn lại trên màng tế bào chính là TfR hoạt động, còn đoạn protein bị cắt ra giải phóng vào máu là STfR.
TfR hòa tan (STfR) chính là TfT hiện diện trong huyết tương, nồng độ của ccs TfR hòa tan tỷ lệ thuận với TfR trên màng tế bào. Việc lấy sắt của các tế bào được kiểm soát bởi các Receptor trên màng tế bào. Các mô và tế bào tự điều chỉnh sự hấp thu sắt của chúng bằng sự suất hiện TfR trên mạng tế bào ở trạng thái hoạt động. Nếu thiếu sắt, tế bào tăng tổng hợp TfR và nó có thể làm tăng số chất nhận lên gấp 7 lần, ngược lại khi thừa sắt số lượng chất nhận trên màng tế bào giảm xuống đến mức cơ bản. Có khoảng 80-95% TfR có trên màng tế bào của cơ quan tạo máu. Như vậy, TfR phản ánh rất trung thực nhu cầu sắt của tế bào tạo hồng cầu. Có thể nói khi thiếu sắt, TfR hòa tan tăng trước khi hemoglobin giảm có ý nghĩa. Như vậy, TfR hòa tan có giá trị chẩn đoán sớm tình trạng thiếu máu thiếu sắt. Việc xác định nồng độ STfR ở người khỏe mạnh là một chỉ dẫn tốt cho việc đánh giá hoạt động tạo máu.
Chỉ định: Tất cả các trường hợp thiếu máu thiếu sắt (rong kinh, trĩ, giun móc, rối loạn hấp thu...)
TfS hòa tan tăng trong: Đa hồng cầu, thiếu máu tan máu, thalassemia, bệnh hồng cầu di truyền, thiếu máu hồng cầu hình liềm, thiếu máu hồng cầu to, MDS, thiếu B12, các trường hợp có thai thiếu sắt chức năng.
Khi điều trị bằng Erythropoietin có thể theo dõi và điều chỉnh thông qua nồng độ STfR. Trong quá trình điều trị mà TfS giảm là dấu hiệu của sự huy động sắt không đầy đủ và do đó có sự thiếu hụt sắt chức năng, khi đó đòi hỏi phải có sự thay thế sắt.

Trị số bình thường:
- TfR hòa tan:
Nam: 2,2 - 5 mg/l
Nữ: 1,9 - 4,4 mg/l
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 2ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.
Chỉ số sTfR = STfR/Log Ferritin:
Ý nghĩa: chỉ số này cho phép đánh giá chính xác tình trạng sắt của cơ thể.
Ngược với ferrtin, sTfR không bị ảnh hưởng bởi các phản ứng cấp, các rối loạn chức năng gan cấp hay khối u ác tính. Vì vậy, dựa vào thông số: Ferritin và sTfR có thể phân biệt được thiếu máu thiếu sắt hay thiếu máu trong các bệnh mãn tính.
Khả năng gắn sắt toàn thể (Total lon Binding Capacity - TIBC)
Ý nghĩa: TIBC cho biết khả năng lớn nhất mà sắt có thể gắn với protein huyết thanh. 
Giá trị bình thường: 28 - 110  µmol/l
Protoporphyrin hồng cầu (ZPP):
Ý nghĩa: Trong một thiếu hụt sắt thực sự và những rối loạn sắt gây nên bởi khối u và nhiễm trùng, khả năng bị giảm của sắt trong tổng hợp hem dẫn đến sự bù trừ bằng cách tăng sự kết hợp của kẽm vào vòng protoporphyrin. Điều này có thể xác định được bằng cách định lượng Zn-protoporphyrin trong hồng cầu (ZPP), và có thể sử dụng ZPP như mọt yếu tố thêm vào để chấn đoán các rối loạn sử dụng sắt có nồng độ Ferritin bình thường hoặc tăng.
Giá trị bình thường: 19 38  µmol ZP/mol Hem.

22. Tên xét nghiệm: Amylase máu
Chỉ định: Các bệnh vè tụy (viêm tụy, u tụy, K tụy...) viêm tuyến nước bọt, quai bị...
Trị số bình thường: <= 220 U/I.
Amylase tăng cao trong các trường hợp: Viêm tụy cấp, ung thư tụy, quai bị, viêm tuyến nước bọt, thủng dạ dày, tắc ruột cấp...
Amylase giảm thường ít gặp: ung thư tụy, sỏi tụy.
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

23. Tên xét nghiệm: CK (Creatin - Kinase)
Ý nghĩa và chỉ định:
- CK là men có nhiều trong cơ tim và cơ xương, nồng độ men này phản ánh tình trạng tổn thương cơ.
- Chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, bệnh lý về cơ (viêm cơ, loạn dưỡng cơ)...
Trị số bình thường: <= 200 U/I.
CK tăng cao trong các trường hợp: Nhồi máu cơ tim, viêm cơ tim, chấn thương cơ, viêm cơ, choáng, hoạt độ CK tăng gặp ở nhiều loại tổn thương cơ, bệnh loạn dưỡng cơ Duchene tiến triển và một số trạng thái (gắng sức sinh lý, sốt cao ác tính, thiếu oxy cơ, sau phẫu thuật, sau tiêm bắp một số thuốc kháng sinh, điều trị thuốc giảm đau, thuốc chống loạn nhịp...)
CK giảm trong trường hợp: teo cơ.
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

24. Tên xét nghiệm: CK-MB (Creatin Kinase-Mucle Brain)
Ý nghĩa và chỉ định:
- CK-MB là một trong 3 isozym của CK, đó là: CK-MM (Creatin Kinase-Mucle Mucle: CK tuyp cơ), CK-MB (Creatin Kinase-Mucle Brain: CK tuýp tim), CK-BB (Creatin Kinase-Brain Brain: Ck tuýp não). Xét nghiệm này giúp đánh giá tình trạng tổn thương cơ, đặc biệt, có tính đặc hiệu cao hơn CK trong nhồi máu cơ tim.
- Chỉ định trong các trường hợp nghi ngờ nhồi máu cơ tim, tổn thương cơ...
Trị số bình thường: <=24U/I.
CKMB tăng trong các trường hợp: Nhồi máu cơ tim (Khi CK>2000U/I và tỉ lệ CKMB/CK>=6%: có giá trị chẩn đoán nhồi máu cơ tim) viêm cơ. CK-MB cũng tăng ở những trường hợp tổn thương cơ tim k hác như chấn thương tim, phẫu thuật tim...
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

25. Tên xét nghiệm: LDH (Lactacdehydrogenase)
Chỉ định: Các bệnh lý ác tính (ung thư máu, đa u tủy, ung thư dạ dày, ung thư gan... ) tan máu, nhồi máu cơ tim, viêm cơ...
Trị số bình thường: 230 - 460 U/I
LDH tăng trong các trường hợp: Các bệnh máu (leucemie, u lympho, tan máu...), ung thư gan, ung thư phổi, ung thư dạ dày... tổn thương cơ, hoại tử các mô...
Mẫu máu: Mẫu máu lấy vào buổi sáng, lúc đói: 3ml máu không chống đông hoặc chống đông bằng lithiheparin.

26. Tên xét nghiệm: CRP-Hs (C - Reactine Protein - High Sensitivity)
Ý nghĩa và chỉ đinh:















Thứ Hai, 10 tháng 7, 2017
Địa chỉ siêu âm trứng tin cậy ở Hà Nội

Địa chỉ siêu âm trứng tin cậy ở Hà Nội

1. Tổng quan về phương pháp siêu âm trứng
Quy trình siêu âm trứng như sau: Đi siêu âm buồng trứng vào ngày thứ 10 hoặc ngày thứ 12 của chu kỳ kinh nguyệt. Sao đó, cần đi khám bác sĩ 2 ngày 1 lần để kiểm tra noãn nào đáp ứng đầy đủ việc thụ thai: to, tròn, có chất lượng tốt. Cuối cùng là tính ngày, giờ rụng trứng để thực hiện giao hợp chuẩn xác nhằm thụ thai mang giới tính nam hay nữ. Theo kinh nghiệm, siêu âm trứng để sinh con trai thường dễ dàng hơn siêu âm trứng để sinh con gái.



2. Một số địa chỉ siêu âm trứng uy tín ở Hà Nội
- Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương
Địa chỉ: 43 Tràng Thi - Phường Hàng Bông - Hoàn Kiếm - Hà Nội
Giờ làm việc: 6h30 - 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6
Làm việc ngoài giờ hành chính có phòng khám dịch vụ mở cửa cả ngày thứ 7 và chủ nhật.

- Phòng khám phụ khoa bệnh viện Phụ Sản Trung Ương
Địa chỉ: 56 Hai Bà Trưng - Quận Hoàn Kiếm - Hà Nội
Giờ làm việc: 6h30 - 16h30 từ thứ 2 đến thứ 6
Khám ngoài giờ hành chính: 17h - 19h từ thứ 2 đến thứ 6, 16h - 18h thứ 7, nghỉ chủ nhật.

- Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội
Địa chỉ: Đê La Thành - Quận Đống Đa - Hà Nội
Giờ làm việc: 6h30 - 19h từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7, chủ nhật và ngày lễ tết bệnh nhân có nhu cầu khám bệnh đến khám tại khoa tự nguyện 2 (tòa nhà B7)

- Phòng Khám Sản Phụ khoa bác sĩ Lê Thị Kim Dung
Địa chỉ: 18/178 Thái Hà - Quận Đống Đa - Hà Nội
Giờ làm việc: 8h30 - 16h các ngày từ thứ 2 đến thứ 6, 8h30 - 11h thứ 7
Cơ sở 2 tại 9/117 Thái Hà - Quận Đống Đa - Hà Nội
Giờ làm việc: 18h - 20h các ngày từ thứ 2 đến thứ 7
Phòng khám sạch sẽ, chu đáo, bác sĩ có tiếng và mát tay.

- Phòng khám bác sĩ Sơn - 167 Lạc Long Quân
Địa chỉ: 167 Lạc Long Quân - Tây Hồ - Hà Nội
Giờ làm việc: 16h - 21h30
Phòng khám 167 Lạc Long Quân rất uy tín về các dịch vụ siêu âm, trong đó bác sĩ Sơn phòng khám được phản hồi rất tốt về dịch vụ siêu âm trứng.

Siêu âm trứng hay canh trứng để sinh con theo ý muốn là một quá trình lâu dài, đòi hỏi phải rất kiên trì cũng như đảm bảo độ chính xác. Lời khuyên cho các cặp vợ chồng muốn siêu âm trứng là chỉ nên theo 1 địa chỉ khám uy tín và kiên trì theo khám. Shop đồ sơ sinh hy vọng một số thông tin địa chỉ về dịch vụ siêu âm trứng trên ít nhiều giúp ích cho bạn.

Xem thêm: Vị trí nhau thai đặc biệt mẹ bầu cần lưu ý
                   Kiêng kỵ phong thủy để thai phụ yên tâm mẹ tròn con vuông
Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016
TIÊM PHÒNG ĐỦ TRƯỚC KHI MANG THAI

TIÊM PHÒNG ĐỦ TRƯỚC KHI MANG THAI

Việc tiêm phòng trước khi mang thai được tiến hành để tránh bảo vệ thai nhi tránh khỏi những bệnh nguy hiểm như rubella, viêm gan B, và cũng bảo vệ cho chính người mẹ. Để kế hoạch mang thai và sinh con diễn ra một cách hoàn hảo nhất, bạn đừng chờ đến lúc trứng đã được thụ tinh mới tiến hành tiêm các loại vaccin cần thiết. Thông thường, một xét nghiệm máu sẽ giúp bạn đánh giá được lượng kháng thể và khả năng miễn dịch của bạn trước một số loại bệnh. Căn cứ trên đó, bác sĩ sẽ giúp bạn đưa ra quyết định nên tiêm phòng những gì. Dưới đây là một số gợi ý:

1. Thủy đậu

Dù bạn đã trải qua lúc nhỏ, có thể tới thời điểm này, cơ thể đã mất đi khả năng miễn dịch. Thậm chí, khi bạn đã tiêm vaccin từ nhỏ, liều thuốc đó cũng có thể mất dần tác dụng theo thời gian. Nếu bạn bị thủy đậu khi mang thai, bệnh có thể khiến bạn bị viêm phổi, tổn thương thần kinh. Trong khi đó, bé có thể mắc thủy đậu bẩm sinh với những hiện tượng như đầu nhỏ, đục thủy tinh thể, chậm phát triển...

Vì vậy, nếu bác sĩ thấy cần thiết, bạn sẽ được tiêm vaccin bổ sung, gồm 2 liều cách nhau 4-8 tuần. Sau khi tiêm phòng mũi thứ 2 từ 1 tháng trở lên, bạn có thể chuẩn bị cho việc thụ thai và mang thai.

2. Sởi, quai bị, rubella

Những căn bệnh này có thể gây ra dị tật bẩm sinh và nhiều biến chứng trong thai kỳ. Vì vậy, trước khi mang thai, bạn nên tiêm phòng các loại bệnh này. Một mũi tiêm là đủ cho 3 loại bệnh trên.

Thời gian mang thai thích hợp là 3 tháng sau khi hoàn thành mũi tiêm này.



3. Uốn ván, bạch hầu, ho gà

Mặc dù không phổ biến, mũi tiêm này có thể được xem xét để tăng độ an toàn cho thai kỳ của bạn khỏi sự đe dọa của những căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là ho gà.

4. Viêm gan B

Tiêm phòng viêm gan B trở nên cần kíp đối với những bà mẹ công tác trong lĩnh vực y tế hay thường xuyên tiếp xúc với máu hay dịch cơ thể (như chăm sóc người thân bị bệnh chẳng hạn). Máu và dịch cơ thể là hai đường lây truyền chính của viêm gan B, căn bệnh có thể gây sinh non và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe em bé sau khi sinh ra. Một liều cần thiết gồm 3 mũi tiêm và bạn không cần phải hoàn thành tất cả trước khi mang thai.

5. Ung thư cổ tử cung

Mũi tiêm này được khuyến nghị cho những phụ nữ dưới 26 tuổi để bảo vệ bạn khỏi nguy cơ ung thư cổ tử cung. Bạn cần tiêm 3 mũi và hoàn thành trước thời gian mang thai.

Xem thêm: 5 điều cần biết trước khi điều trị vô sinh

5 ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ VÔ SINH

5 ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI ĐIỀU TRỊ VÔ SINH

Theo thống kê, ở Việt Nam hiện nay, càng ngày càng có nhiều cặp vợ chồng bị ảnh hưởng bởi vô sinh, hiếm muộn. Thả một thời gian nhưng chưa thấy tiến triển gì, bạn lo sợ chồng/ vợ mình đang gặp vấn đề về khả năng sinh sản? Thực tế, để nắm được tình hình sức khỏe sinh sản của mình, không chỉ bạn, mà cả anh xã nên đi khám bác sĩ để sớm phát hiện và điều trị yếu tố bất thường. Tuy  nhiên, trước khi có ý định điều trị vô sinh, vợ chồng bạn cũng nên tranh thủ cập nhật cho mình một số kiến thức cơ bản về vấn đề này.

1. Khi nào nên đi khám vô sinh?

Vô sinh, hiếm muộn là tình trạng những cặp vợ chồng chung sống trong 1 năm, thường xuyên quan hệ tình dục 2-3 lần/tuần và không sử dụng các biện pháp tránh thai nhưng vẫn không thể thụ thai.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia, những cặp đôi khỏe mạnh dưới 35 tuổi có thể chờ 1 năm trước khi quyết định đi khám và điều trị vô sinh. Nhưng với những phụ nữ trên 35 tuổi hoặc đã từng có thai, nếu sau 6 tháng không có tiến triển, bạn nên nhanh chóng đi khám để được tư vấn và điều trị sớm.

2. Tuổi tác của nam giới có ảnh hưởng tới cơ hội thụ thai?

Không chỉ ảnh hưởng đến số lượng tinh trùng, tuổi tác còn tác động tiêu cực đến chất lượng tinh trùng, gây nên bất thường nhiễm sắc thể. Theo thống kê, nam giới trên 40 tuổi có tỷ lệ sinh con bị các bệnh di truyền và nguy cơ dị tật bẩm sinh cao hơn. Ngoài ra, tuổi tác của nam giới cũng là nhân tố làm tăng nguy cơ sảy thai sớm.



3. Phụ nữ có tuổi càng cao, khả năng sinh sản càng giảm.

Ngày nay, số lượng phụ nữ mang thai và sinh con ở tuổi 40 hầu như không còn là chuyện hiếm hoi. Mặc dù vậy, chính các chuyên gia sản khoa hàng đầu cũng phải thừa nhận rằng, chất lượng và số lượng trứng của phụ nữ bị ảnh hưởng rất nhiều bởi tuổi tác.

Trong giai đoạn từ 20-30 tuổi, khả năng sinh sản của phụ nữ đạt ngưỡng cao nhất, và nếu chờ đến 40 tuổi, khả năng sinh sản chỉ còn khoảng 5%. Đồng thời nguy cơ sảy thai trong trường hợp này cũng tăng lên tới 70%.

4. Tỷ lệ thành công khi sử dụng phương pháp bơm tinh trùng vào tử cung (IUI)

Theo thống kê, tỷ lệ thành công khi sử dụng phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung khoảng 20%, và tỷ lệ này có xu hướng bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau như: tuổi tác, thời gian vô sinh, số lượng tinh trùng, khả năng sinh sản của nữ... Chẳng hạn, sử dụng IUI để điều trị vô sinh khi bạn 25 tuổi, tỷ lệ thành công có thể lên tới 25%. Tuy nhiên, nếu để đến 40 tuổi, tỷ lệ thành công còn chưa tới 4%.

5. Điều trị vô sinh nhờ thụ tinh trong ống nghiệm

Thông thường, sau khi đã chạy chữa nhiều nơi, các cặp vợ chồng sẽ tìm đến thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) như một cứu cánh cuối cùng. IVF được chỉ định cho những trường hợp vô sinh hiếm muộn không rõ nguyên nhân, ống dẫn trứng có vấn đề hoặc khi chất lượng tinh trùng quá kém.

Theo thống kê, tỷ lệ thành công khi áp dụng IVF cho những người phụ nữ dưới 30 tuổi là 50%, dưới 35 tuổi là 45%, và với nhưng người trên 40 tuổi, tỷ lệ thành công chỉ khoảng 5-15%. Tuy nhiên, với sự phát triển của kỹ thuật khoa học như hiện nay, tỷ lệ thành công khi thực hiện IVF ngày càng được nâng cao hơn, nhất là ở những nước phát triển.


Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016
ĂN UỐNG ĐÚNG CÁCH ĐỂ THỤ THAI NGAY TRONG MỘT THÁNG

ĂN UỐNG ĐÚNG CÁCH ĐỂ THỤ THAI NGAY TRONG MỘT THÁNG

1. Chị em cần chủ động trong chế độ ăn uống theo từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt để dễ dàng thụ thai

 Theo các chuyên gia sản khoa, việc ăn uống trước khi mang thai là vô cùng quan trọng và đóng vai trò lớn trong việc đậu thai sớm hay muộn. Vì vậy, muốn thụ thai, các mẹ cần chú ý đặc biệt đến chế độ ăn uống.
Ngoài ra, ở từng giai đoạn khác nhau của chu kỳ kinh nguyệt, cơ thể phụ nữ sản xuất ra nhiều loại hormone khác nhau. Vì thế, khả năng thụ thai của phụ nữ cần bổ sung các loại thực phẩm có lợi với từng giai đoạn của kỳ kinh nguyệt.

2. Giai đoạn đèn đỏ

Trung bình trong giai đoạn hành kinh, phụ nữ mất từ 30-40ml máu, vì thế cơ thể lúc này bị thiếu sắt. Cần bổ sung các thực phẩm như: thịt, các loại đậu, cá, các loại hạt và rau xanh. Những thực phẩm này vừa giàu sắt và protein, rất tốt. Ngoài ra nên chọn những loại thực phẩm giàu vitamin C như: ớt chuông, cà chua, bông cải, kiwi, cam, quýt. Vitamin C giúp hấp thụ sắt từ đậu và ngũ cốc. Nên tránh xa những đồ ăn lạnh, rượu, bia, chất kích thích, thực phẩm cay...


3. Giai đoạn hình thành nang trứng

Giai đoạn này, cơ thể phải tại ra các nang trội và lượng estrogen tăng. Đối với những phụ nữ bị u xơ tử cung và lạc nội mạc tử cung thường có quá nhiều estrogen, thức ăn thuộc họ cải như bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải và xúp lơ chứa chất di-indolymethane (DIM) có thể chuyển hóa estrogen tốt hơn.
Trong chế độ  ăn, nên bổ sung thêm dầu oliu, bơ, các loại hạt khi ăn rau xanh. Những loại thức ăn này chứa nhiều vitamin E, được chứa nhiều trong các nang trứng. Bạn nên tránh xa những đồ uống có cồn vì nó làm ảnh hưởng đến sự cân bằng hormon trong cơ thể. Nó làm cơ thể bị mất nước, dẫn đến dịch âm đạo dày hơn, ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.

4. Giai đoạn rụng trứng

Sắp đến ngày rụng trứng, cơ thể cần nhiều vitamin B và các chất dinh dưỡng khác để phục vụ cho quá trình làm tổ. Axit béo có vai trò quan trọng trong giai đoạn này. Những thức ăn trong giai đoạn này cần bổ sung như: rau xanh, trứng, các loại thịt, đậu, cà rốt, giá đỗ, lúa mì và lưu ý uống nhiều nước. Quan trọng bạn nên tránh xa các loại thực phẩm nhiều axit như cà phê, thức uống có cồn, đồ ăn chế biến sẵn.

5. Giai đoạn trứng làm tổ

Đây là lúc bạn nên nạp vào cơ thể các chất kích thích sự phát triển của tế bào, điển hình là beta caroten. Những loại thực phẩm cần bổ sung trong giai đoạn này là: cà rốt, khoai lang, bí ngô. Những thực phẩm này duy trì lượng hormon và giảm nguy cơ sẩy thai, tăng khả năng thụ thai. Tuy nhiên, phụ nữ không nên uống viên bổ sung bromelain vì liều lượng có thể quá nhiều và gây phản tác dụng. Theo đó, cần tránh xa các thực phẩm lạnh như kem và sữa chua lạnh.


Copyright © 2012 ĐỒ SƠ SINH CHO BÉ All Right Reserved
Designed by Shopdososinh247
Back To Top