Trending
Loading...
Thứ Hai, 16 tháng 5, 2016

VIỆC THAI PHỤ NÊN LÀM ĐỂ PHÒNG BỆNH DO VIRUS ZIKA

Đã có bằng chứng virut Zika có thể gây teo não ở thai nhi, tuy vậy các mẹ bầu không nên quá lo lắng, hoang mang. Nhưng cũng không nên chủ quan xem thường và cần thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

1. Không nên quá hoang mang, lo lắng

Đúng là virus Zika có khả năng gây teo não thai nhi ở phụ nữ mang thai trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ. Tuy vậy, không phải tất cả các trường hợp nhiễm virus Zika đều gây hội chứng đầu nhỏ ở trẻ sơ sinh. Hơn thế nữa, căn bệnh này lây qua muỗi Aedes (muỗi vằn), không phải lây trực tiếp qua không khí, thức ăn, nước uống, thực phẩm, vì vậy,không để muỗi đốt là tránh được mắc bệnh.



2. Người mắc bệnh virut Zika biểu hiện như thế nào?

Bệnh do virut Zika gây ra có biểu hiện nhẹ, thậm chí không triệu chứng và với 80% ca bệnh có thể tự khỏi.

Virus có thời gian ủ bệnh từ 3-12 ngày và có tới khoảng 60-80% người bị nhiễm virut Zika không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng. Thực chất, vurut này không được xếp vào dạng nguy hiểm với người trưởng thành, do đó, người trường thành khi mắc bệnh sẽ có triệu chứng tương tự như khi mắc sốt xuất huyết Dengue (sốt, xuất huyết dưới mọi hình thức dưới da, nội tạng, đau mỏi cơ thể, khớp, đau mắt...) nhưng với mức độ nhẹ hơn. Trong khi đó, có một tỷ lệ thấp khi nhiễm virut Zika trong thời kỳ mang thai có thể gây khuyết tật teo não, đầu nhỏ bẩm sinh và kèm theo đó là chậm phát triển trí tuệ, bất thường thần kinh, rối loạn thính giác và thị giác.

Để chuẩn đoán đúng bệnh do virut Zika, cần tiến hành ít nhất là hai phương pháp, đó là chẩn đoán huyết thanh học (tìm kháng thể trong máu người bệnh hoặc nghi mắc bệnh) và chẩn đoán sinh học phân tử, trong đó chẩn đoán bằng kỹ thuật sinh học phân tử là chính xác nhất.

Với thai phụ mắc bệnh do viruts Zika gây ra, để xác định thai nhi có bị đầu nhỏ hay không, các cơ sở khám thai ngoài nội dung khám thai thường quy, trong bối cảnh có thể có bệnh do virut Zika gây ra, cần hỏi tiền sử của thai phụ (có ở vùng có dịch Zika...) đặc biệt khi siêu âm, bác sĩ cần chú trọng đến não của thai nhi có bất thường hay không (đầu nhỏ, giãn não thất, vôi hóa, teo não hoặc không xác định được các bộ phận của não...).

Trường hợp phụ nữ mang thai có kết quả xét nghiệm dương tính với virut Zika cần dựa vào siêu âm đo chu vi vòng đầu để đánh giá nguy cơ của bệnh Zika. Nếu chu vi đầu phát triển bình thường, cần được theo dõi thai tiếp. Nếu nghi ngờ đầu nhỏ hoặc bất thường về não, thai phụ cần được chuyển đến cơ sở có khả năng chẩn đoán trước sinh để được chẩn đoán chính xác bằng các kỹ thuật khác nhau.

3. Thai phụ nên làm gì để phòng bệnh do virut Zika gây ra?

Khi đã biết chắc chắn bệnh do virut Zika gây ra chỉ lây truyền qua muỗi (muỗi vằn), vì vậy, thai phụ nên lưu ý:

Đối với bản thân, cần tìm mọi biện pháp để ngăn ngừa muỗi đốt. Đặc điểm của muỗi vằng là đốt và hút máu người cả ngày lẫn đêm, nhất là lúc sáng sớm và chiều tối. Vì vậy, cần mặc quần áo dài tay, đi tất, nằm ngủ phải có màn đảm bảo chất lượng (không thủng, không rách...) để tránh cho muỗi chui vào đốt, ngay cả ngủ ban ngày. Khi đang mang thai, nhất là ba tháng đầu không nên đến vùng có dịch Zika. Khi nghi ngờ mắc bệnh, thai phụ cần đi khám bệnh ngay.

Đối với gia đình và cộng đồng, cùng với mọi người áp dụng các biện pháp từ dân gian đến hóa chất để diệt muỗi (vợt diệt muỗi, hương muỗi, đèn diệt muỗi, phun hóa chất...). Song song với diệt muỗi là diệt bọ gậy như thay nước ở lọ hoa hằng ngày, đậy kín chum, vại, lu đựng nước, khơi thông cống rãnh... Những gia đình có bể chứa nước sạch cần thả cá có khả năng ăn bọ gây. 

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Copyright © 2012 OddThemes All Right Reserved
Designed by Shopdososinh247
Back To Top